Cách pha trà tỏi để hạ huyết áp và tác dụng phụ cần lưu ý

Thiên Khuê 2024-04-12 16:51
- Cách pha trà tỏi nếu thực hiện đúng cách có thể ổn định huyết áp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Emdep sẽ bật mí cho bạn công thức pha loại thức uống thảo mộc này nhé.

Vì sao uống trà tỏi đúng cách có tác dụng cân bằng huyết áp?

Cao huyết áp là tình trạng khá phổ biến trong đời sống hiện nay và nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề bệnh tật. Đặc biệt, huyết áp tăng cao nếu không kịp thời kiểm soát còn gây ra bệnh nguy hiểm như suy thận, bệnh tim, đột quỵ… 

Chế độ ăn uống lành mạnh và rèn luyện thể chất hợp lý là nền tảng giúp ổn định huyết áp một cách tự nhiên, an toàn. Tỏi là thực vật gia vị quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe, bao gồm cả hiệu quả cân bằng huyết áp.

Cách pha trà tỏi để hạ huyết áp và tác dụng phụ cần lưu ý

Tỏi có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và bảo vệ tim mạch. Cách pha trà tỏi không quá phức tạp, quan trọng là liều lượng sử dụng và tùy tình trạng thể chất của mỗi người mà có thể kết hợp với các loại thảo mộc hay nguyên liệu khác. 

Công thức cơ bản để pha trà tỏi có lợi cho sức khỏe

Lợi ích của trà tỏi chỉ được phát huy khi biết cách pha chế và sử dụng hợp lý. Nếu bạn đang có vấn đề về cao huyết áp, hãy áp dụng công thức dưới đây để có thức uống thảo mộc hỗ trợ điều trị tình trạng này.

Chuẩn bị nguyên liệu

- 1 đến 3 tép tỏi

- 1 cốc nước lọc

- 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất

- ½ thìa cà phê nước cốt chanh

Cách pha trà tỏi để hạ huyết áp và tác dụng phụ cần lưu ý

Cách chế biến

- Tỏi bóc sạch vỏ, nghiền nát bằng thớt hoặc dùng máy ép tỏi để giúp giải phóng các hoạt chất chống oxy hóa, điển hình là allicin.

- Đun sôi cốc nước lọc rồi cho tỏi vào, tắt bếp và đậy kín nắp hãm trong ít nhất 5 - 10 phút. Dùng vải sạch để lọc lấy phần nước ngâm tỏi.

- Thêm mật ong và nước cốt chanh sao cho vừa với khẩu vị. Khuấy đều và bắt đầu thưởng thức cốc trà tỏi ấm nóng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng trà tỏi để giảm huyết áp

Bạn có thể thêm gừng để tăng hương vị cho cách pha trà tỏi cơ bản ở trên, đồng thời gừng cũng có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Trà tỏi nên uống lúc còn ấm nhưng không nên quá nóng.

Thông thường, bạn có thể uống trà tỏi 2 lần/ngày sau bữa ăn sáng và bữa ăn tối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tiêu thụ thức uống này hợp lý theo tình trạng sức khỏe của mình.

Cách pha trà tỏi để hạ huyết áp và tác dụng phụ cần lưu ý

Không uống trà tỏi khi bụng đói vì hợp chất allicin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, ợ chua, khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, chỉ sử dụng 1 - 3 tép tỏi cho một cốc nước lọc khoảng 150 - 200ml, dùng quá nhiều tỏi gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiêu thụ trà tỏi trước và sau khi tập thể dụng, tránh nguy cơ cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của thực phẩm khác. Tỏi có thể gây hôi miệng và tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu.

Trà tỏi chỉ nên áp dụng như một liệu pháp hỗ trợ cho huyết áp, không thể thay thế thuốc trị bệnh. Vì vậy, bạn nên kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cách pha trà tỏi hiệu quả, đem lại thức uống thảo mộc tốt cho huyết áp và sức khỏe tổng thể.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Du lịch Quy Nhơn: Eo Gió hoang sơ và đẹp ngỡ ngàng