Sốc phản vệ: Không chỉ tiêm, truyền mới xảy ra phản ứng này

2016-12-26 15:20
- Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, các loại thuốc đưa vào cơ thể đều có thể gây sốc phản vệ như uống, tiêm, truyền, bôi ngoài da hay thuốc đặt trong âm đạo...

Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sốc phản vệ là một tai biến nguy hiểm trong y khoa và tỷ lệ tử vong cao và rất nhanh.

“Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp của cơ thể, bệnh nhân có thể tử vong sau một vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bệnh nhân gặp phải sốc phản vệ hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh bị ảnh hưởng trực tiếp”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói,

sốc phản vệ

Phần lớn các trường hợp bị tử vong sốc phản vệ đều do dị ứng mạnh với thuốc. Các loại thuốc đưa vào cơ thể đều có thể gây sốc phản vệ như uống, tiêm, truyền, bôi ngoài da hay thuốc đặt trong âm đạo... Thông thường sốc phản vệ dễ gặp ở đường tiêm với các loại thuốc như gây mê, giảm đau, gây tê...

Một số loại thức ăn dẫn gây ra sốc phản vệ như sữa, cá, tôm… do cơ địa dị ứng mạnh. Ngoài ra, sốc phản vệ có thể gặp ở những trường hợp bị côn trùng đốt  như rắn cắn, ong châm, rết cắn do nọc độc mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra sốc phản vệ trong đó có thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa nhựa cây… Hoặc có thể là bất cứ những gì tồn tại ngoài môi trường cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ”.

Không cấp cứu kịp thời có thể tử vong

Sốc phản vệ thường xảy ra đối với tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Biểu hiện bệnh nhân thường thấy khó thở, tím tái, suy hô hấp. Bệnh nhân tụt huyết áp nhanh, trụy tim mạch, đau đầu, chân tay bủn rủn, co giật toàn thân có thể ngất xỉu hoặc hôn mê…

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay, Bộ Y tế đã có quy định về phác đồ điều trị sốc phản vệ cho bệnh nhân.

Theo phác đồ này khi bệnh nhân xảy ra sốc phản vệ phải ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).

Với người bị sốc phản vệ có thể nhẹ, ở mức độ trung bình và nặng. Ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ có triệu chứng ban đầu là nôn, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp thấp, khó thở, chóng mặt hoặc trên cơ thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa.

Nếu ở thể nặng hơn là mức độ trung bình, bệnh nhân có thể có triệu chứng như da tím tái, niêm mạc nhợt, huyết áp thấp hoặc không thể đo được huyết áp.

Ở trường hợp nặng, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào hôn mê, da tím tái, mạch và huyết áp đều không đo được. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

 

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác an toàn phẫu thuật

Liên quan tới vụ việc hai bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Đức Trí, Bộ y tế yêu cầu nhanh chóng xác minh nguyên nhân tử vong của hai nạn nhân. Bên cạnh đó cần phải tổ chức thăm hỏi động viên, chia sẻ với gia đình bệnh nhân.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cần phải tăng cường các biện pháp an toàn phẫu thuật.

 

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cô đơn chính là nỗi sợ hãi lớn nhất của 4 con giáp này