Vì sao YÊU ĐƯƠNG không thể là mãi mãi?

Ngọc Huyền 2018-04-06 11:32
- Cùng nghe các nhà khoa học tiết lộ lý do tại sao cảm giác yêu thương luôn biến mất và làm thế nào để duy trì mối quan hệ khi hormone cocktail ngừng hoạt động.

1. Có phải tất cả các mối quan hệ của chúng ta đều biến mất?

Tại sao tình yêu lãng mạn không thể kéo dài mãi mãi chứ?

Thật bất ngờ, giai đoạn yêu đương là tình trạng cực đoan với cơ thể. Một nhịp điệu yên tĩnh thực sự tốt hơn với chúng ta. Tình yêu đích thực có thể bắt đầu khi hormone cocktail ngừng hoạt động.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cảm giác gắn bó khiến chúng ta sống với bạn đời trong một thời gian dài có liên quan đến oxytocin và vasopressin. Mức oxytocin tăng khi người ta ôm, làm “chuyện ấy”, hôn, hoặc trò chuyện với nhau. Do đó, ôm hoặc vuốt ve là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ lâu dài. Và đừng quên lắng nghe, bày tỏ lòng biết ơn, thỏa hiệp, vượt qua mâu thuẫn, và cùng nhau cố gắng.

2. Tại sao cảm giác yêu đương không thể mãi mãi?

Tại sao tình yêu lãng mạn không thể kéo dài mãi mãi chứ?

Các quy luật sinh học không thể nào thay đổi. Cảm giác yêu đương của chúng ta chỉ là một quá trình hóa học tạm thời kéo dài tối đa 3 năm.

Trong quá trình tiến hóa, con người cần nó để tồn tại. Tổ tiên trước đây đã rất khó khăn để chăm sóc con, tìm thức ăn, và tự bảo vệ mình nếu họ chỉ có một mình. Cảm giác yêu thương đã giúp các cặp vợ chồng ở lại bên nhau vì sự sống còn của đứa con. Và khi đứa trẻ lớn lên, cảm giác này đã biến mất.

Trong khoảng 3 năm, hệ thần kinh gần như không nhạy cảm với việc sản xuất hormone. Ngoài ra, nội tiết tố còn lại được tạo ra ở nồng độ thấp hơn nhiều. Chức năng của não trở nên ổn định, nó bắt đầu hoạt động thường xuyên, và hormone ngừng kích thích tình cảm yêu đương.

3. Khi chúng ta đang yêu, cơ thể sản xuất ra hormone cocktail

Tại sao tình yêu lãng mạn không thể kéo dài mãi mãi chứ?

Khi chúng ta đang yêu, một số quá trình hóa học trong não xảy ra khiến chúng ta không quan tâm đến những khuyết điểm của đối phương. Chúng ta cũng cảm thấy rằng, cuộc sống chỉ tuyệt vời khi có người yêu bên cạnh và chúng ta phụ thuộc vào điều đó. Hormone đóng một vai trò rất quan trọng ở đây.

- Oxytocin có trách nhiệm gắn kết tình cảm và đóng góp vào sự kết nối cảm xúc sâu sắc giữa hai bên. Nếu vùng dưới đồi sản xuất đủ oxytocin, mức độ căng thẳng sẽ giảm và mong muốn trở nên mãnh liệt hơn.

- Vasopressin được xem là hóa chất giúp cho mối quan hệ chung thủy, mong muốn chăm sóc lẫn nhau và gắn bó tình cảm.

- Dopamine là hormone của hạnh phúc, giúp tạo ra những cảm giác thú vị và dễ chịu. Hormone này làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái và được sản xuất với số lượng lớn khi chúng ta ôm hoặc làm tình.

- Serotonin chịu trách nhiệm về khả năng trải nghiệm khoái cảm, cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống tình dục.

- Cortisol được gọi là hormone căng thẳng và theo một số nhà nghiên cứu, mức độ hormone cao khi bắt đầu mối quan hệ.

- Pheromones được tạo ra bởi tuyến mồ hôi của cơ thể (cả nam giới và phụ nữ) và ảnh hưởng đến khứu giác và kích thích tình dục.

- Hormone cocktail gây ra một số phản ứng sinh lý như ra mồ hôi quá nhiều, nhịp tim nhanh, rối loạn giấc ngủ và thèm ăn.

4. Chúng ta trải qua cảm giác hưng phấn khi yêu

Tại sao tình yêu lãng mạn không thể kéo dài mãi mãi chứ?

Theo các nhà khoa học Andreas Bartels và Semir Zeki của Đại học College London, sự phấn khích được kích hoạt bởi tình yêu có rất nhiều điểm chung với cảm giác của người nghiện ma túy sau khi dùng liều tiếp theo. 

Đó là do hormone noradrenaline, được sản xuất trong não và tuyến thượng thận. Hormone này cũng được sản xuất sau khi dùng cocaine hoặc heroin. Một người đang yêu cảm thấy bị phụ thuộc vào đối phương bởi vì họ muốn cảm nhận sự phấn khích nhiều lần.

Ngọc Huyền – Theo Brightside

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nếu tim vẫn đầy thương tổn, đừng nên vội vã kiếm tìm tình yêu