Bí ẩn đằng sau tấm vải voan che mặt cô dâu trong ngày cưới

Thụy Du 2016-04-06 10:23
- Đằng sau tấm vải voan mỏng che mặt cho cô dâu là rất nhiều nguyên nhân thần bí được truyền từ đời này sang đời khác.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các cô dâu thường che mặt trong ngày cưới bằng một tấm vải voan mỏng. Thực tế, những tấm voan này đã có từ xa xưa và đều có lý do của nó. Chúng không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn ẩn chứa nguyên nhân sâu xa ở phía sau.

1. Xua đuổi ma quỷ

Nhiều nghiên cứu cho rằng, nguồn gốc của tấm vải che mặt cô dâu trong ngày cưới có từ thời La Mã. Khi đó phụ nữ sẽ đội một tấm màn che màu đỏ lớn với tấm vải che kín mặt gọi là flammeum để xua đuổi ma quỷ. Người La Mã rất sợ linh hồn quỷ dữ và sợ chúng đi theo các cặp đôi mới cưới. Họ cho rằng vẻ đẹp của các cô dâu sẽ rất dễ thu hút ma quỷ. Vì vậy họ dùng tấm màn che màu đỏ để tạo cảm giác cô dâu giống như một ngọn lửa giúp xua đuổi ma quỷ không đến gần.
Ngoài ra, việc sử dụng flammeum rất dài, kéo đến tận chân cô dâu cũng là một cách để cô dâu không thể chạy trốn được trong đám cưới nếu có điều gì không vừa ý. Tấm vải che mặt nghiễm nhiên trở thành biểu tượng nói về sự lệ thuộc của cô dâu.
Bí ẩn đằng sau tấm vải voan che mặt cô dâu trong ngày cưới
Ở thời La Mã, người ta che mặt cho cô dâu để xua đuổi ma quỷ.

2. Giấu khuôn mặt

Một quan niệm khác còn cho rằng, việc cô dâu phải dùng voan che mặt là để người chồng tương lai của họ không được nhìn thấy. Từ xa xưa, các cuộc hôn nhân thường do sắp đặt mà thành chứ không qua quá trình tìm hiểu như bây giờ. Chú rể khi đó sẽ phải thương lượng với cha đẻ cô dâu mà không hề biết nhan sắc, dung mạo của cô dâu trông như thế nào. Do vậy, chú rể sẽ không được nhìn thấy mặt cô dâu trước khi cưới, tránh trường hợp anh ta không thích và hủy bỏ giao ước. 
Bí ẩn đằng sau tấm vải voan che mặt cô dâu trong ngày cưới
Tấm vải voan che mặt cô dâu còn là biểu tượng của sự trong trắng.

3. Tượng trưng cho sự trinh tiết

Ở một số nền văn hóa khác, tấm voan che mặt còn được cho là biểu tượng của sự trinh tiết, trong trắng của cô dâu.

4. Thể hiện quyền sở hữu của chú rể

Nhiều nơi quan niệm rằng, trong đám cưới, cha của cô dâu sẽ hạ tấm vải che mặt xuống và dắt tay cô dâu đến giao cho chú rể. Khi chú rể tự tay nâng tấm voan lên, đó cũng là hành động cho thấy quyền sở hữu của chú rể đối với cô dâu. Khi đó, cô dâu sẽ được coi như một món quà dành tặng cho chú rể và phải tự tay anh ta mở ra. 
Bí ẩn đằng sau tấm vải voan che mặt cô dâu trong ngày cưới
Nó còn giúp cô dâu trông kiều diễm hơn trong đám cưới của mình.

5. Nhắc nhở chú rể không được yêu chỉ vì nhan sắc

Khi cô dâu che mặt đi, người khác sẽ khó nhận ra trông cô xinh đẹp hay xấu xí. Trong nền văn hóa của người Do Thái, những tấm màn che là một biện pháp nhắc nhở chú rể không được phép kết hôn với cô dâu chỉ dựa vào ngoại hình của cô ấy. 
Tuy nhiên, chính những tấm vải voan mỏng che mặt này cũng đã trở thành thứ phụ kiện làm đẹp dành cho cô dâu khó có thể thiếu trong đám cưới, giúp họ trông thướt tha, kiều diễm hơn hẳn.
Thụy Du
Dịch theo TS, MR

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tẩy trang Chacott liệu có thần thánh như lời đồn?