Thai nhi 41 tuần tuổi - vỡ òa giây phút chào đời
Tin liên quan
Ở tuần trước, có lẽ mẹ đã như "ngồi trên đống lửa" vì mong ngóng bé chào đời phải không? Sang đến tuần này, bé vẫn tiếp tục lớn lên nhưng mẹ yên tâm, con sẽ sớm ra đời thôi. Việc của mẹ là tiếp tục theo dõi thai nhi 41 tuần tuổi phát triển như thế nào nhé!
Sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổi
Giờ đây bé đã nặng hơn 3,5kg rồi và dài hơn 50cm. Với kích thước ngày một to lên, bé không thể nào ở mãi trong bụng của mẹ được. Để đảm bảo sự an toàn cho bé, bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về việc kích sinh nếu mẹ vẫn không hề có dấu hiệu trở dạ vào tuần tiếp theo hoặc sớm hơn nữa nếu mẹ có những dấu hiệu lạ thường. Hầu hết các bác sĩ sẽ không để mẹ sinh sau ngày dự sinh quá 2 tuần vì điều này có thể đặt cả mẹ và con vào những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Khoảng 5 đến 6% các bà mẹ đã phải kéo dài ngày sinh của mình hơn 3 tuần so với ngày dự sinh. Những đứa trẻ sinh ra trong tuần thứ 42 hoặc sau đó có thể mắc chứng khô da hoặc béo phì. Việc chờ đợi ngày sinh tự nhiên cũng tăng khả năng nhiễm trùng cổ tử cung, gây nguy hiểm cho con hoặc thậm chí là thai chết non. Hơn nữa, kéo dài ngày sinh sẽ gia tăng khả năng bị thương khi quá trình lâm bồn diễn ra và mẹ rất có khả năng phải “rạch” khá nhiều.
Thai nhi 41 tuần tuổi - Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Thật khó để mẹ có thể giữ bình tĩnh khi ngày dự sinh đã qua và mẹ vẫn chưa hề có dấu hiệu lâm bồn, đặc biệt là khi những người quen gọi điện hỏi thăm về sức khỏe của mẹ. Nhưng đừng quá lo sợ mẹ nhé, không có bà mẹ nào mang thai mãi mãi được. Phần lớn là mẹ có thể trở dạ vào tuần này và nếu vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ vào tuần này thì mẹ sẽ được kích sinh vào tuần thứ 42 hoặc sớm hơn nữa nếu bé có dấu hiệu bị nguy hiểm.
Các phương pháp bác sĩ sử dụng để kích sinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng cổ tử cung của mẹ. Nếu cổ tử cung chưa hề có dấu hiệu mềm và dãn nở để chuẩn bị cho sinh nở, các bác sĩ sẽ sử dụng hoóc-môn hoặc phương pháp cơ học khiến cổ tử cung “chín” dần lên. Các biện pháp này thường khiến mẹ phải chịu những cơn đau co thắt đột ngột. Sau đó, các bác sĩ có thể làm rách lớp màng nhầy và sử dụng thuốc như oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Nếu những phương pháp này vẫn chưa hiệu quả, mẹ có thể phải sinh mổ.
Trong lúc này, điều quan trọng là mẹ có thể giữ bình tĩnh và theo dõi từng chuyển động của con trong cơ thể. Nếu con chuyển động chậm hoặc ít đi hay mẹ có dịch tiết ra từ âm đạo thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ mẹ nhé.
Nào, giờ thì tranh thủ kiểm tra lại đồ đạc, giữ tinh thần bình tĩnh, ăn uống đầy đủ để lấy sức chuẩn bị đón bé yêu thôi, mẹ nhé!
Chúc các mẹ sớm mẹ tròn con vuông! Cảm ơn mẹ đã đồng hành cùng bé cưng và emdep.vn trong suốt 40 tuần thai vừa qua! Mời mẹ nhìn lại quá trình phát triển trong 9 tháng 10 ngày của bé cưng nhé:
Video sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổi
Xem thêm
Minh Phương (BBC)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất