Thai nhi 27 tuần tuổi - bộ não hoạt động tích cực

2015-08-19 17:44
- Thai nhi 27 tuần tuổi đã nặng khoảng 900gr (cỡ một bông súp lơ) và dài hơn 36cm. Não của bé hoạt động rất tích cực nhờ vào sự phát triển của các mô trong não.

Tuần thứ 26, bé cưng của mẹ đã bắt đầu "béo" lên nhanh chóng do lớp mỡ tích tụ dưới da ngày một dày lên. Con đã nặng khoảng 750gr và dài tầm 35cm, cỡ một quả cam to. Mẹ hãy tiếp tục xem thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào, con đã "biết" được những gì rồi nhé!

Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi

Thai nhi 27 tuần tuổi đã nặng khoảng 900gr (cỡ một bông súp lơ) và dài hơn 36cm. Não của bé hoạt động rất tích cực nhờ vào sự phát triển của các mô trong não. Bé ngủ và thức rất đều đặn, biết nhắm mắt và mở mắt thậm chí mút ngón tay của mình. Tuy phổi vẫn chưa trưởng thành nhưng vẫn có khả năng hoạt động dưới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế. Mẹ cũng có thể thấy rằng, bé thường có những chuyển động nhẹ nhàng giống như nấc, giật mình,... Mỗi đợt kéo dài khoảng một vài phút và không hề gây hại cho bé nên mẹ cũng không nên lo lắng mà hãy tận hưởng cảm giác thích thú này.

Thai nhi 27 tuần tuổi - bộ não hoạt động tích cực
Thai nhi 27 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

Thai nhi 27 tuần: Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Vậy là mẹ đã mang thai được gần 6 tháng rồi đấy! Cơ thể mẹ cũng đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kì nên mẹ có thể cảm nhận được những sự thay đổi mới trong cơ thể như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân chủ yếu là do tử cung của mẹ lớn dần đều gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim cũng như các dây thần kinh từ thân đến chân mẹ. Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn ở những tuần tiếp theo. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra vào ban ngày.

Khi bị chuột rút, mẹ nên duỗi căng cơ bắp chân sau đó nhẹ nhàng cử động các ngón chân, đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân cũng có thể giúp mẹ bớt đau đớn mệt mỏi.

Việc "kế hoạch hóa gia đình" sau khi bé yêu chào đời chắc hẳn mẹ chưa nghĩ đến lúc này, tuy vậy nó lại không phải là quá sớm đâu. Hãy lên kế hoạch cho việc dừng/sinh con tiếp ngay từ bây giờ để có được sự chuẩn bị hoàn hảo nhất cho bé và cuộc sống gia đình. Nếu mẹ đang cân nhắc thắt ống dẫn trứng, hãy lưu ý rằng mẹ phải kí giấy cam kết ít nhất 30 ngày trước khi sinh. Vì thế, đừng do dự mà hãy lên kế hoạch từ bây giờ nếu mẹ có ý định thực hiện bất kì phẫu thuật nào trong thời gian ở bệnh viện.  

Thai nhi 27 tuần tuổi - bộ não hoạt động tích cực
Thai nhi 27 tuần tuổi tương đương 1 bông súp lơ. (Ảnh minh họa)

Lời khuyên cho mẹ

Đau nhức quá nhiều hay những cảm giác lạ thường xuất hiện suốt quá trình mang thai là những điều mẹ thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định triệu chứng nào là bình thường và triệu chứng nào là đáng lo ngại. Phức tạp hơn nữa, một vài triệu chứng có thể gây nguy hiểm ngay tức thì cho bà bầu. Dưới đây là danh sách các vấn đề mà mẹ cần quan tâm.

Trước khi thai nhi 37 tuần tuổi, mẹ có thấy:

-    Áp lực vùng chậu  (cảm giác rằng bé con đang được đẩy xuống), đau lưng dưới, chuột rút, đau bụng hoặc nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ.

-    Tăng tiết dịch âm đạo hoặc có một sự thay đổi đáng kể khi mẹ đại tiện: chất thải trở nên lỏng hoặc có máu.

Trong bất cứ thời gian nào, mẹ thấy:

-    Bé con đang chuyển động hoặc đá ít hơn bình thường.

-    Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng.

-    Âm đạo chảy máu.

-    Đau hoặc rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu ít và thậm chí là không đi tiểu.

-    Ói mửa nặng kéo dài kèm theo đau hoặc sốt.

-    Đôi lúc cảm giác lạnh hoặc sốt cao.

-    Mờ mắt hoặc khó nhìn.

-    Mặt sưng phù hoặc bọng quanh mắt, sưng nhẹ ở đầu ngón tay hoặc bàn tay. Sưng to ở bàn chân, mắt cá chân hoặc tăng cân đột ngột.
-    Chấn thương vùng bụng.

-    Ngất xỉu, chóng mặt, tim đập nhanh.

-    Khó thở, ho ra máu, đau ngực.

-    Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.

-    Ngứa dữ dội, liên tục.

Thậm chí nếu mẹ không thấy bất kì triệu chứng nào trong danh sách trên thì cũng nên gọi cho bác sĩ nếu mẹ cảm thấy có gì đó không ổn. Nếu đó là vấn đề nghiêm trọng, mẹ có thể được giúp đỡ ngay lập tức hoặc nếu đó chỉ là lo lắng nhất thời của mẹ thì sau đó mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 27 tuần tuổi?

Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai thì tham gia một lớp học cho con bú sẽ là một điều tuyệt vời đối với mẹ, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai đấy!

Xem thêm

Thai nhi 28 tuần tuổi

Cách tính tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Minh Phương (BBC)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Làm gì khi con gái im lặng?