Những thay đổi ở âm đạo trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai (P2)

Việt Hà 2015-10-07 07:57
- Mẹ cùng xem thêm những thay đổi đáng kể ở âm đạo trong những tháng tiếp theo của thai kỳ nhé!

Ở phần 1 đã đề cập đến rất nhiều những thay đổi ở vùng kín của mẹ bầu trong thai kì thứ nhất. Mẹ tiếp tục theo dõi xem trong thai kì thứ 2 và 3 này sẽ còn phải đối mặt với những điều gì nhé!

Sự thay đổi ở âm đạo trong thai kì thứ 2

3 tháng tiếp theo, cơ thể mẹ bầu vẫn tăng sản xuất các hormone, cùng với bụng bầu càng ngày càng lớn, vùng âm đạo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng và thay đổi hơn so với 3 tháng trước đó.

Dễ dàng đạt được cực khoái

3 tháng tiếp theo của thai kỳ hay được ví von là “trăng mật thứ hai” của bà bầu bởi thời gian này mẹ dễ dàng đạt cực khoái hơn, cảm giác cũng mãn nguyện hơn lúc chưa mang bầu. Dịch âm đạo tiết nhiều hơn, âm đạo căng phồng, các hormone estrogen và progesterone hoạt động mạnh mẽ, lưu lượng máu dồn đến vùng âm đạo nhiều khiến màn dạo đầu hoàn hảo hơn và mẹ dễ đạt được cực khoái, thậm chí đa cực khoái.

Giảm ham muốn

Ngược lại với nhóm mẹ bầu trên, một số trường hợp mẹ bầu “kém may mắn” hơn khi giảm ham muốn. Đa phần các trường hợp này đều gặp vấn đề trong thai kỳ như nhau tiền đạo, có tiền sử sảy thai, sinh non, bất túc cổ tử cung (cổ tử cung khiếm khuyết). Khi đó bác sỹ sẽ đưa ra khuyến nghị không nên quan hệ khi mang thai để đảm bảo an toàn cho em bé. Tuy nhiên mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá vì đa phần sẽ lấy lại ham muốn sau khi sinh con và quay lại đời sống chăn gối bình thường.

Những thay đổi ở âm đạo trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai (P2)

Nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo là loại bệnh thường gặp và khá phổ biến trong thai kỳ. Hầu hết các mẹ bầu đều bị nhiễm nấm âm đạo dạng nhẹ. Nguyên nhân phần lớn do độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, phát triển. Để cải thiện tình trạng này, sau khi tắm xong mẹ nên “thả rông” âm đạo một lúc cho tự khô rồi mới mặc quần lót.

Ngứa âm đạo

Ngứa âm đạo xảy ra ngay cả khi mẹ bầu không mắc viêm nhiễm. Ngứa âm đạo do dịch âm đạo tiết nhiều khiến âm đạo ẩm ướt, khó chịu. Mẹ nên chọn loại đồ lót rộng rãi, thoáng mát để giảm cảm giác ngứa.

Mụn cơm

Một số ít trường hợp mẹ bầu sẽ thấy mụn cơm xuất hiện ở môi âm hộ. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất khi kết thúc thai kỳ.

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạnh cũng là hiện tượng phổ biến khi mang thai, đặc biệt khi bụng bầu càng ngày càng to và nặng nề hơn. Tĩnh mạch giúp máu tuần hoàn từ các cơ quan khác để về tim. Khi em bé lớn dần, tử cung của mẹ cũng to hơn, các tĩnh mạnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa máu về tim do chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Các vùng bị giãn tĩnh mạch phổ biến là chân, trực tràng và âm hộ. Giãn tĩnh mạch ở âm hộ khiến mẹ bầu có cảm giác ngứa, đôi khi đau nhói.

Thay đổi trong thai kì cuối

Về cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu có những chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và vượt cạn. Tuy nhiên những thay đổi ở vùng kín vẫn tiếp tục diễn ra.

Âm đạo có mùi

Do dịch âm đạo tiết nhiều, dẫn đến âm đạo có mùi không được thơm tho lắm so với trước kia. Mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vệ sinh vùng kín 2-3 lần một ngày bằng nước sạch. Tuyệt đối không thụt rửa vì sẽ vô tình lấy đi những vi khuẩn có lợi bảo vệ thành âm đạo.

Mọc mụn ở âm đạo

Môi trường ẩm ướt ở âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mụn sinh sôi. Nếu mẹ bầu bị mụn nhẹ và không quá khó chịu, chỉ cần thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch. Nếu tình trạng mụn tồi tệ hơn, tốt nhất nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn và khám.

Liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B là loại vi khuẩn tồn tại trong ruột và âm đạo của 30-40% phụ nữ. Vì vậy rất khó để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu liên quan đến loại vi khuẩn này. Liên cầu khuẩn nhóm B không lây lan qua đường tình dục và vô hại với mẹ bầu. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, gây nên một số bệnh như viêm phổi, viêm màng não. Mẹ bầu có thể tiến hành thăm khám trực tràng và âm đạo vào tuần thứ 35-37 của thai kỳ để phát hiện có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Nếu kết quả dương tính, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc kháng sinh khi chuyển dạ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị lây nhiễm vi khuẩn này.

Chú ý khi vỡ ối

Khi mẹ bầu bị vỡ ối, tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục lúc này sẽ đưa vi khuẩn vào trong tử cung, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người mẹ.

Xem thêm

Cách tính tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Việt HàNguồn: Parents
(Theo Congluan)  

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

30 phút làm thon gọn và săn chắc cơ thể với bài tập E-Bums & Tums