Viêm não mùa nắng nóng: Lỗi phụ huynh thường mắc khiến bệnh trở nặng
2016-06-04 16:05
- Do những triệu chứng của viêm não tương tự cảm cúm nên một số phụ huynh tỏ ra chủ quan.
Tin liên quan
Ngày hè nóng nực, ngoài nỗi lo về an toàn thực phẩm hay các bệnh do say nắng, say nóng thì phụ huynh có con nhỏ thường trực nỗi lo bệnh viêm não. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại di chứng nặng nề. Vi khuẩn gây bệnh viêm não, màng não có tên là Neisseria meningitidis. Người khỏe có thể mắc bệnh do lây qua đường hô hấp. Tức là người mang mầm bệnh để các dịch tiết hô hấp bắn ra ngoài không khí, người khỏ vô tình hít phải nên nhiễm bệnh.
Nhầm lẫn của phụ huynh
Sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng để nhận dạng. Các triệu chứng bao gồm sốt cao đột ngột, kèm những cơn đau đầu dữ dội rất khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, cũng có một số triệu chứng như cảm cúm như đau họng hoặc xuất hiện các mảng đỏ như xuất huyết.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nhi khoa Tiến Đức cho hay, với các triệu chứng như trên nếu phụ huynh không tìm hiểu, hiểu rõ và đề phòng thì rất có thể sẽ nhầm lẫn. Đây là điều mà rất nhiều phụ huynh thường vấp phải.
Theo bác sĩ Đức, do thấy có sốt cao hay viêm họng, không ít phụ huynh chủ quan nên nghĩ đó là cảm cúm thông thường. Vì vậy, tự mua thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm. Nhưng chỉ khi uống thuốc lâu mà không thấy các triệu chứng giảm bớt, trái lại còn tăng nặng lên mới đưa đến các bệnh viện cấp cứu có thể nguy hiểm tính mạng.
Khi bệnh đã trở nặng, trẻ nhập viện trong tình trạng bị tổn thương thần kinh, rối loạn tri giác. Hay như trường hợp cháu bé 5 tháng tuổi vừa bị tử vong do viêm não mô cầu, cháu bé trở bệnh nặng khi nhập viện có các triệu chứng như da xuất huyết, nôn, da xuất huyết, sốt cao...Thậm chí, qua xét nghiệm còn cho thấy, bé bị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn não mô cầu.
Mặt khác, diễn tiến của bệnh nhanh nên phụ huynh trở tay không kịp. Thậm chí, cả những triệu chứng đầu tiên cũng rất đột ngột. Một số phụ huynh có con mắc bệnh cho hay, đột nhiên chiều tối hay ngủ dậy thấy trẻ sốt 40-41 độ C, nôn, mệt...sau đó khoảng 1 ngày có thể đã xuất hiện co giật, hôn mê.
Mặc dù đều có nguyên nhân do virus, các triệu chứng cũng tương tự nhau nhưng viêm màng não và viêm não lại có đặc điểm khác nhau. Cụ thể viêm não là do virus thâm nhập vào hệ thần kinh. Chúng tác động và gây bệnh cho hệ thần kinh trung ương dẫn đến nhu mô não bị hoại tử. Còn với viêm màng não là tổn thương ở lớp màng bọc bên ngoài của não cũng như hệ thần kinh cột sống.
Đề phòng viêm não
Trong những ngày nắng nóng, trẻ thường kém ăn, ăn không đủ chất, bú kém nên làm cho sức đề kháng giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ mắc bệnh. Vì vậy, phụ huynh phải lưu ý nhận dạng triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội kèm nôn, buồn nôn, cứng gáy phải đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán kịp thời không tự chữa tại nhà.
Để phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh phải chú ý tăng cao sức đề kháng. Bằng cách cho ăn đa dạng thực phẩm, chú trọng bổ sung chất đạm và rau xanh.
Ngoài ra, để đề phòng nhiễm vi khuẩn gây bệnh, phụ huynh cần cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân. Trong đó, hạn chế cho trẻ nghịch ngợm ở nơi bẩn, nhiều đất cát. Cho trẻ vệ sinh tay trước khi ăn và thường xuyên súc miệng sau khi ngủ dậy.
Bên cạnh đó, thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, đặc biệt các đồ chơi của trẻ tại nhà. Không để trẻ ngậm đồ chơi hay các dụng cụ bẩn vào miệng. Phụ huynh chủ động theo dõi lịch vắc xin và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Ngoài viêm não, vào mùa hè cũng cần phải đề phòng viêm não Nhật Bản. Để đề phòng viêm não Nhật Bản cần phải vệ sinh môi trường để tiêu diệt muỗi. Dọn dẹp các lu chứa nước, lọ hoa hay các vũng nước tù đọng, phun thuốc để diệt loăng quăng, bọ gậy đẩy lùi muỗi phát triển. Ngoài ra, phụ huynh dù ở nhà cao tầng cũng cần tránh chủ quan, khi cho trẻ ngủ phải có màn để ngăn muỗi đốt. Trang bị thêm cửa lưới để ngăn chặn muỗi, hay côn trùng thâm nhập.
Hiền Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Yêu xa: Im lặng là dấu chấm hết?