Bạo lực, lộn xộn ở lễ hội đầu năm: Chuyên gia văn hóa nói gì?
2015-03-09 11:49
- Việc ẩu đả, xô xát rõ ràng là thuộc về phạm trù an toàn, an ninh lễ hội. Điều này thường nảy sinh khi lễ hội truyền thống được tiến hành trong bối cảnh mới mà trước đây chưa có
Tin liên quan
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, những hình ảnh chưa đẹp như đánh nhau, tranh cướp lộc... ở các lễ hội liên tục xảy ra ở nhiều địa phương. Ví dụ, cướp lộc cầu may xảy ra tại lễ hội đền Gióng (tổ chức ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 Âm lịch). Còn ở lễ hội cướp phết diễn ra tại sân đình Đông Lai (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) ngày 25/2, trong lúc đang diễn ra lễ tế thì một thanh niên cầm con dao nhọn và “vung dao” giữa chỗ đông người có mặt tại lễ hội. Rất may lực lượng Công an huyện Lập Thạch đang làm nhiệm vụ tại lễ hội đã can thiệp kịp thời, trấn an người dự lễ nên không gây ra hậu quả gì.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ chuyên môn của các chuyên gia văn hóa, những biến tướng hay hình ảnh không đẹp đó đang làm xấu đi nét đẹp của lễ hội dịp Rằm Tháng Giêng. “Mất trật tự an ninh là vi phạm pháp luật. Không thể coi đó là đặc điểm của lễ hội" - đó là ý kiến của chuyên gia văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ khi ông đưa ra con số thống kê của Bộ Y tế với 6.500 người nhập viện, 11 người chết vì "đánh nhau" trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
Những con số ấy được công bố cho ta sự báo động đầy xót xa. Thực tế đó làm cho hình ảnh nhân phẩm Việt xấu đi trong cộng đồng nhân loại. “Không thể, không được để tình trạng bạo lực đó tái diễn trong lễ hội. Nhiều lễ hội trước đây diễn ra hiền hoà, vui vẻ, nay lại lộn xộn", chuyên gia này nhấn mạnh.
Cảnh ẩu đả tại lễ hội đền Gióng
Thế nhưng, điều không thể ấy đã xảy ra vào mùa lễ hội năm nay khi hàng loạt lễ hội được “điểm tên” bởi bạo lực xảy ra. GS - TSKH Trần Ngọc Thêm, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (Đại học Quốc gia Tp.HCM): cho rằng “Việc ẩu đả, xô xát rõ ràng là thuộc về phạm trù an toàn, an ninh lễ hội. Sự việc xảy ra cho thấy Ban tổ chức lễ hội đã chưa dự kiến hết sự phức tạp và những công việc cần làm để đảm bảo sự ổn định, an toàn cho lễ hội và những người tham dự. Điều này thường nảy sinh khi lễ hội truyền thống được tiến hành trong bối cảnh mới mà trước đây chưa có. Ban tổ chức lễ hội ở các địa phương khác đều nên lấy đây làm bài học kinh nghiệm cho mình”.
Ở 1 góc độ khác, PGS. TS. Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng:
“Đây là dấu hiệu của sự suy thoái tinh thần, ý thức đạo đức của một số cá nhân cụ thể trong xã hội. Bản năng “hung tính”, bản năng “phấn khích” của con người trỗi dậy dẫn tới những hành vi ứng xử của một số người thiếu tính nhân văn”.
Để đi tìm nguyên nhân của sự “trỗi dậy” ấy, PGS. TS Lê Quý Đức cho biết: “Chúng ta cần nghiên cứu thật sâu sắc vấn đề mới có thể đưa ra những nhìn nhận đánh giá đầy đủ, từ đó có giải pháp để hạn chế”.
PGS - TS. Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tuy nhiên, theo PGS Đức, tựu chung lại, điều ấy cũng phản ánh một mặt đời sống xã hội. Nếu như mọi năm các phương tiện thông tin đại chúng ít nhắc tới hành vi này, năm nay, hành vi đó bùng phát nhiều hơn.
“Những sự việc đáng tiếc ở một vài lễ hội cho thấy người ta “cướp may”, “cướp lộc” chứ không phải là đi “xin”. Hoặc nguyên nhân do giáo dục từ gia đình cho tới ngoài xã hội, bản thân người tham gia lễ hội chưa nhận thức được vai trò của cá nhân trong xã hội… Chưa giáo dục đầy đủ tính thiện cho nên một số người không kìm nén được bản năng hung tính của con người", PGS - TS Lê Quý Đức nhấn mạnh.
Vấn đề phục dựng lễ hội có dẫn đến điều này, ông Đức nói: "Về văn hóa tâm linh, con người cũng không được giáo dục tới nơi, tới chốn để mỗi người biết tới nơi đó chúng ta phải hành xử như thế nào. Hơn nữa, nhiều nơi lại phục hồi lễ hội có tính chất ồ ạt vì vậy người dân không hiểu khi tới lễ hội đó phải hành xử thế nào".
Đưa ra giải pháp để làm nền nã hơn “hung tính” đang trỗi dậy trong một số con người, PGS Đức nhấn mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục được tiến hành tổng thể từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Pháp luật cần nghiêm minh hơn nữa để trừng trị những điều ác diễn ra công khai, phát huy vai trò của đạo đức để biểu dương, bồi dưỡng cái tốt, phê phán cái xấu.
Thủy Nguyên
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Hết nhiệm kỳ Hoa hậu, Thùy Tiên mặc đồ "cực cháy", lấp ló ngực đầy