Vì sao người xưa lại nói 'người giàu không nên ở nhà to, người nghèo không nên đi xa'?

Khánh Chi 2022-06-19 09:00
- Không phải ai cũng biết ý nghĩa thực sự của câu nói: "Người giàu không nên ở nhà to, người nghèo không nên đi xa."

Người xưa có câu nói: "Người giàu không ở nhà to, người nghèo không nên đi xa." Đây là câu nói hay, hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc.

Từ xưa đến nay, mọi người ăn dè, tiết kiệm là vì mong muốn xây/mua được một ngôi nhà lớn. Thời nay, khi về những vùng nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận ra những ngôi nhà lụp xụp đã được thay thế bằng những ngôi nhà to, khang trang. 

"Người giàu không ở nhà to"

Người xưa kiếm tiền nhiều, tiết kiệm tiền cũng là muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, sửa sang nhà cửa chứ ít người tu sửa phòng ngủ. Nguyên nhân là do người xưa rất chú trọng đến dương trạch. Thế nhưng cổ nhân lại dặn dò rằng, phòng bếp, phòng khách có thể rộng rãi nhưng phòng ngủ thì không nên như vậy.

Họ cho rằng phòng ngủ quá rộng rãi thường trống trải, âm dương mất cân bằng, dễ sinh bệnh tật. Vì vậy nên có câu: "Người giàu không nên ở nhà to."

Giải nghĩa câu nói: 'Vì sao người giàu không nên ở nhà to, người nghèo không nên đi xa'

"Người nghèo chớ nên đi xa"

Câu nói này có nghĩa là thời xưa, giao thông chưa phát triển. Nếu đi xa nhà, gặp nguy nan, có thể sẽ không được người nhà giúp đỡ.

Mặt khác, vì giao thông đi lại không thuận tiện nên việc đi lại đường dài rất tốn kém. Người nghèo thường không dư dả về tiền bạc nên họ cũng không đủ điều kiện để đi xa và cũng không nên đi đường dài.

Ngoài ra, thời xưa rất dễ xảy ra chiến tranh. Khi chiến tranh xảy ra, đối tượng dễ bị tổn thương nhất đó là những người lang thang, cơ nhỡ. Trên người họ có rất ít tiền bạc, không đảm bảo an toàn, dễ mắc bệnh tật và khó có thể qua khỏi. Vì vậy, người xưa khuyên người nghèo chớ nên đi xa.

Giải nghĩa câu nói: 'Vì sao người giàu không nên ở nhà to, người nghèo không nên đi xa'

Ngày xưa, việc đi bộ gặp rất nhiều khó khăn, cả về lương thực và sức lực của con người, nguy hiểm hơn là có thể gặp cướp bóc, bệnh tật và khả năng mất mạng nơi xứ người. “Lá rụng về cội”, câu nói của ông bà xưa đề cập đến việc con người nên ra đi trên mảnh đất quê hương của mình, còn những người phải bỏ thân nơi đất khách thì thật sự là đáng thương và bất hạnh.

Nghĩa thứ hai trong câu nói trên nói về sự khắc nghiệt của môi trường thời xưa như thiên tai, chiến tranh liên miên, bệnh dịch hoành hành. Nếu không đủ tài lực thì những cung đường dài kia có thể là chuyến đi “không bao giờ trở lại” của mỗi người. Do đó, nếu chưa có điều kiện thì tốt hơn hết đừng đi đâu xa cả.

Khi nghèo khó, hãy tránh xa "dậu đổ bìm leo"

Lời dạy từ người xưa luôn hướng đến “Nhân tri sơ, tính bổn thiện” của con người, dù cho là giàu hay nghèo thì cốt cách của bản thân luôn phải giữ gìn và nuôi dưỡng. Cổ nhân khuyên rằng con người đừng tham đắm vào những nơi chốn như sòng bạc, tửu lầu. Đây là những nơi làm con người ta dễ bị mất đi nhân tính, dễ lầm đường lạc lối.

Khi khó khăn, đừng dây dưa vào những hạng người chuyên hãm hại người khác, ném đá giấu tay hoặc người giả vờ thân thiết với mình. Chúng ta cần phải có sự tỉnh táo để suy xét mọi sự việc, nhất là những lúc nghèo khó túng quẫn dễ rơi vào đường cùng sinh tà tâm. Đây cũng như câu nói của ông bà truyền dạy "Nghèo cho sạch, rách cho thơm".

Khánh Chi/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những ứng viên 'đe dọa' ngôi nữ hoàng giải trí của Hà Hồ