Nhật thực lai tối 20/4: Ở Việt Nam có thể quan sát không?
Nhật thực lai là gì?
Nhật thực là hiện tượng khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm trên một đường thẳng, với Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất. Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng che phủ hoặc che mất hoàn toàn Mặt trời từ góc nhìn Trái đất.
Nhật thực có thể xảy ra ở hai dạng: nhật thực toàn phần và nhật thực một phần. Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng che phủ toàn bộ Mặt trời từ góc nhìn Trái đất, khiến cho người ta nhìn thấy như Mặt trời bị tắt hoàn toàn. Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt trăng che phủ chỉ một phần Mặt trời từ góc nhìn Trái đất, khiến cho người ta nhìn thấy Mặt trời có hình dạng lưỡi dao.
Nhật thực là một hiện tượng thiên văn thú vị và được quan sát rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để quan sát nhật thực, người ta cần phải đảm bảo an toàn vì tia UV và ánh sáng mạnh của Mặt trời có thể gây hại cho mắt. Do đó, người ta thường sử dụng kính quan sát đặc biệt hoặc các thiết bị chuyên dụng để quan sát nhật thực an toàn.
Quan sát nhật thực lai ở Việt Nam
Theo Time and Date, các khu vực có thể quan sát được nhật thực lai vào ngày 20/4 là Nam Á, Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Nam Cực.
Tuy nhiên rất ít khu vực có thể quan sát được nhật thực toàn phần với màu đen tuyệt đối. Khu vực quan sát được toàn bộ hiện tượng này lại nằm gần vùng biển Nam Cực.
Người dân nước Australia, New Zealand và một số đảo Thái Bình Dương sẽ nhìn thấy nhật thực hình khuyên nếu may mắn ở dải trung tâm, nhật thực bán phần nếu ở các dải lân cận.
Ngoài các nước trên, Việt Nam cũng nằm trong vùng quan sát nhật thực, nhưng sẽ trong dải xa nhất nên chỉ quan sát được nhật thực bán phần với độ che phủ nhỏ.
TS Phan Thanh Hiền, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), cho hay nhật thực lai tức là có hai hiện tượng diễn ra trong cùng chu trình, gồm nhật thực toàn phần (hay một phần) và nhật thực hình khuyên. Ở vùng trung tâm của nhật thực, người yêu thiên văn có thể quan sát được với thời gian kéo dài hơn 3 tiếng. Việt Nam không nằm trong đường nhật thực đi qua do đó chỉ xem được nhật thực một phần với tỷ lệ nhỏ.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tại Việt Nam, mặt trời chỉ bị che khuất tối đa 8% do đó chỉ thấy hiện tượng nhật thực một phần. Khu vực thuận lợi nhất ở dải Nha Trang và Nam Trung Bộ. Tại TP HCM độ che phủ chỉ 5%. Sau lần nhật thực này, phải chờ đến ngày 2/8/2027, nhật thực mới diễn ra ở Việt Nam.
Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên (một số nơi khác nữa chỉ thấy được pha một phần).
Pha toàn phần của nhật thực lần này sẽ được nhìn thấy ở bán đảo North West Cape Cape và Đảo Barrow ở Tây Australia, khu vực phía đông của Đông Timor, Đảo Damar và một phần của tỉnh Papua ở Indonesia. Địa điểm quan sát thuận lợi nhất là ở thị trấn Com (Lautém) ở bờ biển phía đông của Đông Timor. TS Hiền sẽ cùng nhóm nghiên cứu Vật lý thiên văn Simons tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành, SAGI, cùng Đài Thiên văn Quy Nhơn tham gia quan sát nhật thực tại Đông Timor.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất