Đặt tên cho con: 3 kiểu tên bị cấm đặt, cha mẹ phải lưu ý ngay
Tin liên quan
Ba mẹ nào cũng mong muốn đặt cho con những cái tên hay và nổi bật, sao cho ấn tượng nhất. Song đôi khi những cái tên quá ấn tượng, độc đáo đến mức lạ lùng lại không phải là điều tốt mà còn có thể gây cản trở, khiến con gặp nhiều rắc rối sau này.
Riêng tại Việt Nam, có một số quy định về việc đặt tên cho con mà không phải ai cũng biết. Đây được xem là những điều tối kị, phụ huynh nên tìm hiểu và tránh để con mình không vướng rắc rối về các vấn đề liên quan đến giấy tờ.
Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Không đặt tên bằng tiếng nước ngoài, không phải tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam
Điều này được quy định rõ trong Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Khi đã mang quốc tịch Việt Nam, tên phải tuân theo pháp luật Việt Nam, những tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, người đặt có thể phiên âm tên theo tiếng Việt, tiếng dân tộc Việt Nam. Trong trường hợp mang quốc tịch nước ngoài sẽ không phải áp dụng quy định này.
Ngoài ra, đặt tên ở Việt Nam còn phải không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên người không được trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Đặt tên bằng số, ký tự đặc biệt không phải chữ
Những ký tự không phải chữ cái như $, @, #, %, &… đều bị cấm dùng để đặt tên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng bị cấm. Dù vậy, cụ thể tên như thế nào không gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, tập quán tốt đẹp của Việt Nam thì chưa được hướng dẫn cụ thể.
Không đặt tên quá dài, khó dùng
Pháp luật Việt Nam quy định không đặt tên con quá dài, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Dù vậy, bao nhiêu ký tự là dài thì vẫn chưa có quy định cụ thể. Tại dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 từng đề xuất giới hạn số ký tự không được quá 25. Nhưng đến nay đề xuất đó vẫn chưa được đưa vào Bộ luật Dân sự.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất