Ca sĩ Thủy Tiên đề nghị kê biên tài sản bà Nguyễn Phương Hằng có đúng luật?
Tin liên quan
Mới đây, bà Trần Thị Thuỷ Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) đã có đơn gửi VKSND TP.HCM đề nghị phong toả, kê biên tài sản là hai bất động sản toạ lạc tại quận 1, quận 3 (TP.HCM) và cổ phần mà bà Hằng đang sở hữu tại Công ty Đại Nam để đảm bảo cho việc thi hành án.
Trong vụ này, ca sĩ Thuỷ Tiên và chồng là ông Lê Công Vinh được Cơ quan CSĐT xác định là các bị hại trong vụ án. Hiện vụ án đang trong giai đoạn truy tố nên ca sĩ Thuỷ Tiên gửi đơn đến VKS để yêu cầu giải quyết theo thẩm quyền.
Trao đổi với Tiền Phong, một thẩm phán hiện là lãnh đạo một tòa án ở TPHCM nói rằng, kê biên tài sản được quy định tại Điều128 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng, ca sĩ Thủy Tiên được quyền yêu cầu kê biên, phong tỏa tài sản, còn người có thẩm quyền ký quyết định kê biên tài sản đối với bị can thì tùy theo hồ sơ vụ án đang ở giai đoạn nào, cơ quan nào đang thụ lý thì sẽ ban hành quyết định.
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an
Về giá trị kê biên, phong tỏa tài sản, theo thẩm phán này thì tài sản kê biên tương ứng mức bồi thường mà bị can sẽ phải chịu trách nhiệm, không được kê biên ít, hay nhiều hơn.
Theo thẩm phán này, trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng do Tòa án chưa xét xử nên chưa rõ tòa án có đồng ý đòi bồi thường của ca sĩ Thủy Tiên hay không, hay tách ra thành một vụ kiện dân sự khác. "Nếu có kê biên mà tài sản chung hợp nhất (vợ chồng) thì không kê biên, có chăng chỉ kê biên tài sản riêng của bà Nguyễn Phương Hằng", thẩm phán nêu trên cho hay.
Việc Thủy Tiên gửi đơn đến Viện Kiểm sát yêu cầu kê biên, phong tỏa tài sản của bà Nguyễn Phương Hằng, theo Kiểm sát viên nêu trên thì Viện Kiểm sát không đủ căn cứ để kê biên, hay yêu cầu kê biên.
Về vấn đề này, trên báo An Ninh Thủ Đô, luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết theo Bộ luật TTHS 2015, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng với bị can, bị cáo trong những trường hợp nhất định để ngăn chặn sự tẩu tán tài sản nhằm bảo đảm thi hành án nên việc áp dụng cần nhanh chóng và kịp thời.
Chủ thể có quyền ra lệnh kê biên tài sản gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên chủ tọa phiên tòa; Trưởng công an, Phó Trưởng công an cấp huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân. Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án để thi hành án.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất