Kinh hoàng những bệnh mắc phải nếu ăn nhiều cá trong hồ ở Hà Nội

2016-10-12 07:15
- "Tất cả những thứ này đều có thể ký sinh, tiềm ẩn trong động thực vật thủy sinh trong hồ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị ngoài còn có thể có các hóa chất tẩy rửa khác".

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, từ năm 2010 đến nay, chất lượng nước hồ tại Hà Nội đã có những cải thiện nhất định nhưng nhiều hồ nước vẫn đang bị ô nhiễm. 

GS.TS Mai Đình Yên (Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam) cho biết: "Theo kết quả nghiên cứu gần đây, nhiều hồ tại Hà Nội có dấu hiệu ô nhiễm. Ví dụ hồ Bụng Cá gần đường Xuân Diệu bị ô nhiễm nặng vì có nhiều rác thải, trong hồ có cá trê đen sinh sống được nhưng người dân địa phương không dám ăn vì rau và cá ở hồ này quá bẩn".

Theo chuyên gia Mai Đình Yên, nhiều hồ ô bị ô nhiễm do phải nhận xả thải từ các khu dân cư, một số ít trong số đó có dấu hiệu của ô nhiễm kim loại nếu nhận xả thải từ các xí nghiệp, nhà máy.

Cảnh giác khi ăn cá hồ ô nhiễm tại Hà Nội

Ngoài Hồ Tây, còn rất nhiều hồ khác tại Hà Nội đang bị ô nhiễm nặng nề

Hiện có nhiều cách để giảm ô nhiễm nguồn nước dựa trên các nguyên lý khác nhau như cơ học, hóa học, sử dụng vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải ô nhiễm và cả nuôi trồng động thực vật thủy sinh như cá, bèo... để giảm ô nhiễm nước hồ.

Tại một số hồ nước bị ô nhiễm hữu cơ nặng dẫn đến các loài tảo sinh sôi mạnh, các nhà quản lý hồ đã thả cá chép, cá mè để làm sạch hồ. Khi nói về vấn đề nuôi thả cá tại các hồ bị ô nhiễm, GS.TS Mai Đình Yên cho biết, cá nuôi trong các hồ nước bị ô nhiễm thì dù được nuôi với mục đích gì cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ăn cá nuôi ở hồ ô nhiễm có bị ảnh hưởng?

TS. Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho hay: "Trên thực tế, các sông kênh, hồ nước bị ô nhiễm thường chứa rất nhiều vi trùng, ký sinh trùng có thể gây các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường ruột, bệnh tả, kiết lỵ, giun sán... Tất cả những thứ này đều có thể ký sinh, tiềm ẩn trong động thực vật thủy sinh trong hồ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị ngoài còn có thể có các hóa chất tẩy rửa khác. Khi các loài thủy sản ăn vào không có sự đào thải mà tích lũy liên tục thì không nên ăn, không tốt cho sức khỏe".

Theo kết quả xét nghiệm nước Hồ Tây ngày 3/10, phát hiện tỷ lệ chất amoni tăng 20mg/l, cao gấp 24 lần so với quy định. Amoni là chất nếu tồn tại lâu trong nước sẽ chuyển hóa thành chất tiền ung thư.

Đối với những loài sinh vật sinh sống trong môi trường ô nhiễm amoni sẽ có ảnh hưởng xấu, nếu con người ăn phải cũng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, lượng bùn đáy ở dưới các ống cống xả thải bị nhiễm bẩn dầu mỡ và kim loại nặng. Đối với những thủy sản bị nhiễm kim loại nặng thì người dân tuyệt đối không nên ăn.

Cá hồ ô nhiễm

Nếu quan sát có thể dễ thấy cảnh người dân tự ý câu cá, bắt cua ốc tại những hồ, ao với nguồn nước bị ô nhiễm để nấu ăn hoặc mang ra chợ bán. Nhiều người vẫn chưa ý thức được việc ăn những loại cá sống ở hồ ô nhiễm thường xuyên sẽ để lại hậu quả cho sức khỏe. Phần lớn những người tiêu dùng tại chợ sẽ không thể phân biệt được cá đánh bắt tại hồ ô nhiễm.

Bác sĩ Đỗ Quốc Hùng - Viện tim mạch Quốc gia cho biết: "Nếu ăn phải những thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng sẽ khiến kim loại nặng tích tụ trong cơ thể, dễ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, thậm chí là gây bệnh ung thư. Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu bị nhiễm độc kim loại cần đi khám và điều trị ngay".

Bác sĩ Hùng cũng cho biết, để đào thải kim loại nặng khỏi cơ thể có thể uống nhiều nước mỗi ngày, ăn rau mùi, sử dụng các thực phẩm lên men như sữa chua, váng sữa; ăn nhiều loại thực phẩm giàu Polyphenols và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. 

Điều đáng nói là theo tìm hiểu của chúng tôi, các bà nội trợ khi đi chợ thường rất ít khi quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của cá. Thậm chí nhiều người chỉ nghe theo quảng cáo của người bán như cá nuôi, cá sông. Còn thực tế quy trình nuôi hay lấy từ sông nào thì không hề biết.

"Khi đi chợ, nói thật là vội vàng để về nhà nên thấy cá tươi, nhìn bên ngoài sạch là tôi mua. Còn người bán nói sao biết vậy. Chị em đi chợ thường quan tâm chuyện đắt rẻ, nhiều thịt hay tươi chứ muốn biết họ nhập hàng từ đâu cũng rất khó", chị P. (Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

Còn với người bán, bản thân họ có thể cũng mua lại cá từ 2-3 người khác. Bản thân họ đôi khi chỉ là người bán, không kiểm soát được lấy từ ao, hồ nào và có ô nhiễm hay không.

"Nếu là người đánh bắt tận gốc ao, hồ thì còn có thể biết. Chứ như tôi là tiểu thương đi mua rồi bán lại, họ nói sao cũng chỉ biết vậy. Hỏi nhiều cũng không kịp thời gian mà có khi họ còn chẳng bán cho mình đổ cho mối khác thì gay go", một người bán hàng ở chợ Đồng Xa (Mai Dịch) cho hay.

Lương Chi

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Tiết lộ 4 con giáp không thể yêu xa