Quỳ gối hôn tà Áo Dài

2018-07-11 09:00
- Áo Dài đã uốn nắn một phần cung cách đi đứng, phong cách sống của người phụ nữ Việt Nam. Tiến sỹ Thái Kim Liên – người phụ nữ Việt Nam duy nhất dạy triết học tại Đức đã phải thốt lên rằng: “Tôi quỳ gối hôn tà áo dài”.

Người Nhật có Kimono, người Hàn có Hanbook, tỉnh Okinawa (Nhật Bản) vẫn còn đó Ryuso (Quốc phục Lưu Cầu – trang phục truyền thống của người Okinawa). Còn người Việt ta đương nhiên có Áo Dài.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

(Áo dài xuống phố - Ảnh Kinh Đô Áo Dài).

Áo Dài truyền thống – quốc phục ngắn hay dài

Áo Dài một danh từ bất biến, tiếng Anh gọi là Ao Dai, ngay trong từ điển của đại học danh tiếng số một nước Anh là Oxford cũng viết Áo Dài là Ao Dai. Một người bạn đến từ Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ở bất cứ đâu cứ thấy Áo Dài là biết đó là người Việt Nam, đến từ Việt Nam.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Câu chuyện tính bằng trăm năm, ngàn năm, từ tà áo Dao Lãnh, sắc dụ 1744 của chúa Nguyễn Phúc Khoát, đến Nam Phương Hoàng Hậu, Trần Lệ Xuân, Áo Dài đã cùng dân tộc đi qua mưa gió và cả vinh quang.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

(Nam phương hoàng hậu, người đã đưa Áo Dài trở thành biểu tượng của cái đẹp và nữ quyền ảnh sưu tầm)

Áo Dài là tượng trưng cho quyền uy, nữ quyền cho sắc đẹp vô song của Nam Phương Hoàng Hậu, cho sự tự tin đầy kiêu hãnh của phụ nữ thị thành, cho những tà áo trắng học trò tung bay trên cầu Tràng Tiền. Sự cách tân trong những năm 30 – 40, rồi 50 – 60 của Thế kỷ trước đã giúp Áo Dài lay động mọi xúc cảm về cái đẹp.

Bởi đó là khúc ca giao hòa giữa hồn Việt Nam, duyên dáng Việt Nam với những tinh hoa trong cắt may và cả nghề thêu của phương Tây. Là hành trình trăm năm, ngàn năm để Áo Dài vươn tới tầm tuyệt mỹ.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Một tà áo dài thêu tay là tinh hoa mấy trăm năm nghề thêu, nghề may kinh thành Huế (ảnh Kinh Đô Áo Dài)

Nhưng giờ nhiều người sẵn sàng cắt ngắn Áo Dài, phối Áo Dài với quần bó, với váy đụp. Ừ thì cũng đẹp đấy, cũng tươi trẻ đấy, cũng năng động đấy nhưng sao thấy xót xa cho những giá trị truyền thống! Mode (mốt), thời trang đúng như cái nghĩa mà người Việt vẫn hiểu, qua hết mốt rồi không ai còn nhớ đến, chỉ có Áo Dài vẫn mãi trường tồn.

Trở lại với Kimono, với Hanbook, thậm chí là cả Ryuso, người Nhật, người Hàn, người Okinawa liệu họ có cách tân những bộ trang phục truyền thống của mình, như cách người Việt Nam vẫn làm? Người bạn tôi có chuyến du lịch tại Okinawa đã phải thốt lên rằng: không chỉ là trân trọng, người Okinawa tôn kính trang phục truyền thống của mình.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Du khách Việt với Ryuso – trang phục truyền thống của người Okinawa (ảnh Kinh Đô Áo Dài).

Bởi những dân tộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, hiểu rõ và trân trọng những gì là truyền thống những gì được tạo dựng qua suốt dòng chảy lịch sử của một dân tộc, qua những gì mà tổ tiên họ truyền lại.

Lãng quên truyền thống, ta không còn là chính ta.

Tuyên ngôn của một nhà may áo dài bảo thủ

Kinh Đô Áo Dài là dự án của những con người trẻ tuổi quyết tâm tiếp bước giá trị truyền thống. Từ việc tìm về những xưởng may của Kinh thành Huế - nơi được mệnh danh là Kinh Đô Áo Dài của Việt Nam; tìm đến ngọn nguồn nghề thêu đất Cố Đô… tất cả nhằm tôn vinh tà Áo Việt, khơi dậy những niềm tự hào rất Việt Nam.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Chị Phương Phạm chủ nhân của Kinh Đô Áo Dài cho rằng: Thế hệ trẻ có bổn phận bước tiếp trên con đường cha anh đã đi và Áo Dài truyền thống mới làm lay động những xúc cảm của cái đẹp. Nhưng ở khía cạnh những khách hàng, những người phụ nữ Việt thì sao? Họ nhìn gì về tà Áo Dài truyền thống?

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

(Thế hệ trẻ có trách nhiệm bước tiếp trên con đường truyền thống - ảnh Kinh Đô Áo Dài).

Một người phụ nữ trong nhóm những người Việt cao niên tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) trở về Việt Nam sau hàng chục năm xa cố quốc đã phải thốt lên: Áo Dài sao giờ giống áo Tàu? Và người phụ nữ ấy vẫn hoài niệm về tà Áo Dài nữ sinh năm nào.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Một cô hiệu trưởng tại một trường trung học quận Hà Đông tìm đến Kinh Đô Áo Dài bởi lời thôi thúc: “một thế kỷ giữ gìn tà áo Việt”. Một người mẹ say mê ngắm tà áo được luồn tay, và một bà mẹ dẫn cô con dâu tương lai – một thiếu nữ Ba Lan xinh đẹp tìm đến Kinh Đô Áo Dài để đặt may cho cô gái một bộ Áo Dài thêu tay…

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Sống chậm để thêm yêu một tà Áo dài (ảnh Kinh Đô ÁO Dài).

Những doanh nghiệp, trường học tìm thương hiệu này để cắt may những tà Áo Dài đồng phục nhằm truyền đi thông điệp về thương hiệu hay sự dịu dàng Việt Nam. Rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện như vậy.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Bởi từ sâu thẳm tâm hồn, từ những hoài niệm người Việt nhớ và thương tà Áo Dài.

Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, va đập văn hóa ngày càng dữ dội hơn, lòng ta càng nhiều hoài niệm càng nhớ dáng xưa Việt Nam nhiều hơn. Chỉ là ta chưa tìm được "key" – mở khóa, gõ lối vào những thẳm sâu đó, vào tình yêu quốc phục Việt Nam vào duyên dáng Việt Nam.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

Nhà báo Kim Dung bút danh Kỳ Duyên nhớ lại một thời Hà Nội êm ả sống chậm: Phụ nữ Hà Nội nói chung, mẹ, các dì, các mợ của mình nói riêng, khi đi chợ, đi phố, cứ ra ngoài đường là phải mặc áo dài, chưa kể đi nhà hàng, ăn tiệc thì “diện” áo dài, ví đầm, guốc, dầy dép kiểu “tông xuệc tông” rất điệu, rất mốt thời thượng, rất Hà Nội. Không chỉ là ký ức đó còn là hiện tại là tương lai, bởi …Áo Dài là quốc phục Việt Nam, là duyên dáng Việt Nam.

Quỳ gối hôn tà Áo Dài

 

 Kinh Đô Áo Dài  50 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: www.kinhdoaodai.vn

Fanpage: Kinh Đô Áo Dài

Hotline: 0904670089

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đừng vội vàng rời xa những người mà em thực lòng yêu thương