Lỗi sai đi giày mùa đông, nếu không bỏ bàn chân sẽ đau nhức khó chịu
Tin liên quan
1. Đi cỡ giày từ thời học trung học
Theo thời gian cân nặng của bạn tăng lên, cho nên trọng lực dồn xuống chân sẽ khiến đôi chân sẽ bị đau, tõe ngang ra nhưng giày bị mòn, mỏng không có khả năng nâng đỡ đôi chân. Tốt nhất bạn hãy đo lại cỡ chân ít nhất mỗi lần hàng năm khi mua giày.
2. Ngón chân chạm vào mũi giày
Để chân được thoải mái khi cử động, bạn nên để khoảng trống giữa ngón chân và mũi giày. Vì khi để ngón chân chạm vào mũi giày, bàn chân sẽ sưng lên suốt cả ngày và cảm thấy khó chịu vào buổi tối.
3. Giày cọ xát lên da
Những vết thương này xảy ra khi chân cọ xát vào giày quá nhiều. Áp lực sẽ dồn ép lên làn da hoặc ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn, dẫn đến đau bắp hoặc đau ở móng. Bạn nên làm cho giày rộng ra hoặc mua một đôi giày to hơn.
4. Đi giày quá rộng so với chân
Nếu đôi giày của bạn quá lớn, khu vực ở lòng bàn chân sẽ co lại với từng bước đi để giữ cho mu bàn chân chắc hơn và không bị trượt. Nó cũng dẫn tới chấn thương như sưng, viêm mãn tính các cơ chạy dọc từ lòng bàn chân lên mắt cá chân.
5. Đi giày quá cũ
Đôi giày quá mòn sẽ không thể bảo vệ đôi chân bạn hoàn toàn. Nếu bạn chạy bộ 16km mỗi tuần, bạn nên thay giày thể dục mới khi đã đi giày cũ được 9-12 tháng. Nếu bạn chạy quãng đường dài hơn hãy thay giày thể dục sau 4-6 tháng. Khi đi cảm giác giày bị lún sâu hoặc quá mềm phải thay ngay.
Ngọc Huyền – Theo Prevention
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất