Dị ứng hải sản: Đi biển mùa hè cần làm gì để phòng?
Tin liên quan
Ăn hải sản khi đi biển hoặc trong bữa ăn hàng ngày là sở thích của nhiều người. Bởi vì, hải sản chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt với sức khỏe mọi người đặc biệt là những người ốm yếu. Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn hải sản thường bị dị ứng.
Tuy nhiên, việc dị ứng hải sản không phải ai cũng bị. Nó phụ thuộc vào cơ địa từng người, nếu cơ thể không tiếp nhận đuợc thực phẩm này. Theo các bác sĩ chuyên về ngộ độc, dị ứng thì trong số các loại hải sản, ngao, sò, ốc, ghẹ, cua gây dị ứng nhiều hơn cá, tôm.
Chị Thu Hà (Hà Nội) là người thường xuyên bị dị ứng hải sản. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến chuyện ăn uống của chị đặc biệt là mỗi khi đi du lịch biển cùng đồng nghiệp và bạn bè. Bản thân chị cũng rất khó chịu nhưng vì chứng dị ứng phiền toái này mà phải từ bỏ việc ăn một số món hải sản giàu dinh dưỡng như ghẹ, cua..
Chị Hà than thở: "Mấy lần cố ăn nhưng ăn vào người nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí, nếu ăn nhiều tôi còn bị buồn nôn, khó thở và đau bụng cả ngày. Người rất mệt mỏi nên đành phải từ bỏ món hải sản, chán quá".
Trong khi đó, chị Trang (Ngã Tư Sở, Hà Nội) mới gặp phải chứng này từ vài năm trở lại đây. Theo lời chị Trang, sau lần ăn hải sản cách đây 1 năm. Toàn bộ người chị nổi mề đay, mẩn đỏ sau 2 tiếng từ khi bắt đầu ăn. Dù đã tìm mọi cách chữa nhưng mỗi lần ăn hải sản không nổi mẩn cũng rất mệt mỏi.
Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, dị ứng hải sản xảy ra khi chất gây dị ứng đi vào cơ thể sẽ gây phản ứng. Khi xuất hiện phản ứng như vậy, cơ thể sẽ sinh ra một kháng thể để ngăn chặn. Khi lượng hải sản tiếp tục đưa vào cơ thể nhiều sẽ sinh ra chất có tên histamine do sự kết hợp của chất kháng thể với tề bào miễn dịch.
Histamine giải phóng ra ngoài có thể gây mẫn đỏ hoặc có thể gây đau bụng tiêu chảy, hoặc cảm giác ngột ngạt, khó thở.
Triệu chứng dị ứng hải sản có thể từ nhẹ đến nặng. Cụ thể, nếu người ăn hải sản bị dị ứng nhẹ, chỉ có nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian ngắn, những mẫn đỏ tự lặn. Nếu nặng, ngoài bị nổi mề đay ngứa ngáy còn kéo theo sốt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đầy hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, bụng chướng.
Biểu hiện của dị ứng hải sản có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ, cũng có thể chỉ xảy ra vài phút sau khi ăn. Vì vậy không nên chủ quan sau khi ăn.
Khi ăn hải sản, nếu không cẩn trọng với chứng dị ứng sẽ có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Dị ứng nặng sẽ dẫn đến biến chứng, phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh, chóng mặt, người lả đi, cảm thấy khó thở. Nếu không được thải độc kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Đi biển cần chú ý gì?
Mùa du lịch biển đến gần đặc biệt trong những ngày nghỉ các gia đình có thói quen đi biển để tận hưởng những giây phút thư giãn. Tuy nhiên, luôn đề phòng nguy cơ dị ứng hải sản. Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.
Ngoài ra, người thân đi cùng có thể dùng cách phù hợp để người bị dị ứng nôn hết hải sản gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm độc.
Sau khi ăn các thức ăn mà xuất hiện triệu chứng di ứng, bạn phải ngay lập tức loại trừ nguyên nhân. Xem có phải nguyên nhân do hải sản không và cụ thể do loại hải sản nào là nguyên nhân chính để tìm cách loại bỏ hoặc tránh ăn trong những lần sau. Hoặc nếu không do hải sản gây ra thì nguyên nhân do đâu để tránh loại bỏ thực phẩm bổ dưỡng này.
Khi đi du lịch, bạn cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến món ăn đặc biệt những món có kết hợp nhiều nguyên liệu. Việc này giúp bạn tránh ăn phải hải sản, hoặc đề nghị nhà hàng không cho hải sản vào những món đó. Hoặc mang theo một số thuốc chữa dị ứng đơn giản bên cạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng những nguyên liệu có sẵn để chữa dị ứng như mật ong và chanh tuơi. Cụ thể, với chanh tuơi uống nước ấm và nước cốt chanh. Còn với mật ong thì pha 1 thìa mật ong cùng với nước ấm sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng khó chịu khi bị dị ứng.
Nước ép hoa quả giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin giúp người bị dị ứng sớm khỏi và phục hồi cơ thể.
Đó là với trường hợp nhẹ, với trường hợp nặng đặc biệt kèm sốc phản vệ phải đưa đến cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Diệu Quỳnh
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất