Nhiều chị em thắc mắc trên mạng xã hội bị bướu cổ thì con sinh ra có kém thông minh không, và đây là câu trả lời của bác sĩ
Tin liên quan
Chị Nguyễn Phương Hà (Thanh Trì) chia sẻ: “Tôi năm nay 20 tuổi, bị bệnh bướu cổ, đã siêu âm và chưa lập gia đình. Gần đây, một số người cho rằng người có bướu cổ mà mang thai sẽ sinh ra con kém thông minh. Hiện, tôi đang rất lo lắng, không biết điều này có đúng?”. Câu hỏi của chị Hà cũng là nỗi thắc mắc bấy lâu nay của nhiều chị em khác.
Bác sĩ Nguyễn Đức Hiệp (Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội) cho biết: “Đối với chị em phụ nữ, khi bị bướu cổ cần đi xét nghiệm. Nếu bị bướu cổ đơn thuần, không bị cường giáp sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với những người phụ nữ mang thai bị bướu cổ mà xuất hiện cường giáp sẽ rất nguy hiểm. Bởi khi bị cường giáp làm tăng tình trạng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, nồng độ các chất này sẽ gây nên suy tim, rối loạn chuyển hóa, dễ sẩy thai, ảnh hưởng phát triển thai nhi….”
Bệnh bướu cổ thường tiến triển chậm và kéo dài nhiều năm, có những trường hợp bệnh nhân không điều trị và bướu tồn tại hàng chục năm cho đến già mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp bướu tăng dần và gây rất nhiều biến chứng như khó thở, chèn ép khó nuốt, nói khàn, rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.
Theo bác sĩ Đặng Bá Hiệp, với những chị em chưa có thai và dự định có con, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh bướu cổ, xem tình trạng bệnh ở mức độ nào đã ổn định chưa. Trường hợp với những chị em đã có thai, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc điều trị bướu cổ tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Mặt khác, bệnh bướu cổ thường gặp ở người trẻ, độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, ngoài ra còn hay gặp ở trẻ em. Bệnh bướu cổ gồm nhiều loại khác nhau về hình thể và chức năng, như: bướu giáp đơn thuần (tuyến giáp to đều), bướu giáp đơn nhân, bướu giáp đa nhân (tuyến giáp có u từng vùng).
Bổ sung i ốt hàng ngày giúp chống bệnh bướu cổ
Bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày phòng bệnh bướu cổ
Theo các bác sĩ chuyên gia nội tiết, bệnh bướu cổ đơn thuần chủ yếu do thiếu hụt i-ốt trong cơ thể gây ra, nhưng không phải cứ bổ sung đủ i-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Hàng ngày, cơ thể con người thu nhận một số i-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Vì một lý do nào đó, tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng i-ốt nên đã tạo thành kích thích tố, dẫn đến hiện tượng tụt giảm sự bài tiết.
Nếu nhìn thấy bướu cổ đã có dấu hiệu sưng to, nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu. Đối với bướu giáp đơn thuần thường khó phát hiện, vì không có nhiều triệu chứng rõ ràng ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, nghèn nghẹn ở cổ... Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp như mệt mỏi, đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn,… Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám.
Bởi những bướu cổ nhẹ thì có thể điều trị bằng cách dùng thuốc. Tuy nhiên nếu bướu cổ đã to, điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ gây đau đầu, khó nuốt… thì cần phẫu thuật.
Hiện nay, không chỉ có người dân vùng sâu vùng xa bị thiếu hụt i-ốt dẫn tới bướu cổ mà ngay cả người dân ở các đô thị lớn cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này khi số người mắc có chiều hướng gia tăng. Để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày.
Phúc Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất