Mẹ cho bé uống thuốc lá để chữa tiêu chảy, nguy hiểm khôn lường

2016-10-14 07:15
- Khi bé bị tiêu chảy, nhiều mẹ đã tự kê đơn cho con hoặc cho con uống các loại thuốc dân gian. Kết quả là nhiều trẻ bị kiệt sức, nguy hiểm tới tính mạng do mất nước.

Cấp cứu vì uống nước búp ổi

Bác sĩ Hoàng Thị Năng cho hay, mới đây khoa nhi của Bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhi Trâm (7 tháng tuổi, tại Tây Hồ). Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy kéo dài. Bé Trâm bị tiêu chảy nhưng chị Thủy (mẹ bé) lại chủ quan nghĩ bé đi tướt mọc răng. Theo kinh nghiệm dân gian chị Thủy có dùng lá ổi xao vàng đun nước cho bé uống. Uống nước búp ổi tới 2 ngày mà bé Trâm vẫn không thể cầm được tiêu chảy. Tới khi bé mệt lả vì đi ngoài quá nhiều, hậu môn đỏ lúc này gia đình mới đưa bé tới bệnh viện.

tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Cho trẻ dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy nếu uống không đúng liều lượng có thể gây ngộ độc nguy kịch cho tính mạng (ảnh BS CC).

Một trường hợp khác, con bị đi ngoài uống nước lá 2-3 ngày không khỏi, chị N.T.Th đã ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé. Sau khi uống bé T.A con chị không còn bị nôn chớ và đi ngoài. Tuy nhiên, ngày hôm sau bé vẫn tiếp tục đi ngoài số lần nhiều hơn. 7 ngày, chị Th. tự chữa đi ngoài chưa con khiến cho bé T.A mất lượng nặng, kiệt sức, không ăn uống được gì. Bé T.A được đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mất nước, vô tiểu.

Ths.BS Hoàng Thị Năng cho biết: “Tự ý cho trẻ uống những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ”.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường do vi khuẩn, nấm, ký sinh, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa… Do vậy, điều trị tiêu chảy cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian bằng búp ổi, lá hồng xiêm gần như không có tác dụng. Vì các triệu chứng lâm sàng chỉ thuyên giảm giả, khiến cho bệnh dễ tiến triển nặng hơn.

Chữa tiêu chảy cho trẻ đúng cách

Bác sĩ Hoàng Thị Năng khuyến cáo thêm, tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn, cầm đi ngoài là rất nguy hiểm. Sau uống thuốc trẻ sẽ có tình trạng khỏi bệnh giả, ngủ nhiều, không nôn-chớ… khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng và trầm trọng hơn. Cho trẻ dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy nếu uống không đúng liều lượng có thể gây ngộ độc nguy kịch cho tính mạng. Lạm dụng kháng sinh còn gây ra tình trạng rối loại tiêu hóa ở trẻ dẫn đến tiêu chảy kéo dài, trẻ có thể bị tử vong do mất nước.

Theo Ths.BS Hoàng Thị Năng, trường hợp trẻ tiêu chảy nhẹ, trẻ chỉ khát nước, khô miệng, đi tiểu bình thường có thể điều trị tại nhà bù nước và điện giải. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: sốt, phân có máu, ngủ li bì… phải đưa trẻ đi khám kịp thời.

Khi trẻ đã bị tiêu chảy cần bù nước và điện giải cho trẻ. Bác sĩ Hoàng Thị Năng lưu ý, khi pha dung dịch oresol cho trẻ còn phải pha đúng nồng độ. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ dễ mệt, lười uống nước. Không ít phụ huynh “sáng tạo” pha oresol đặc để bắt trẻ uống được nhiều. Khiến cho trẻ lượng muối trong máu trẻ tăng làm cho trẻ dễ bị co giật, sốt cao, hôn mê…

“Khi trẻ bị tiêu chảy cần phải tìm rõ nguyên nhân bằng cách cho trẻ đi khám và làm các xét nghiệm phân. Thay vì tự ý điều trị cho trẻ bằng thuốc Nam, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh… Chi phí của mỗi lần xét nghiệm máu và phân tại nhà chỉ mất khoảng 200.000 - 400.000đ”, bác sĩ Hoàng Thị Năng nói.

Cũng theo bác sĩ Hoàng Thị Năng khi trẻ bị tiêu chảy vẫn phải được ăn đầy đủ các chất, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng sẽ khiến cho trẻ không có sức và lâu khỏi bệnh. Đa dạng bữa ăn cho trẻ bằng các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để trẻ có sức chiến đấu với bệnh tật.

Ngọc Minh

 

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Việt Hương đáp trả gắt khi bị anti-fan chửi rủa liên quan đến cái chết Phi Nhung