Bệnh sởi 'rục rịch' vào mùa: Không làm điều này, trẻ mắc sởi dễ biến chứng

2018-03-25 06:45
- Theo chuyên gia vi rút sởi làm suy giảm hệ miễn dịch nên cần phải chăm sóc trẻ rất cẩn thận để tránh biến chứng.

Bệnh sởi không có bất thường

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm 2018 có một bệnh nhi tử vong do mắc sởi. Trường hợp bệnh nhi này có bệnh nền sẵn và tử vong do bệnh lý nền nặng lên. Hiện nay, bệnh viện vẫn tiếp nhận những trường hợp mắc sởi rải rác đến khám, số lượng bệnh nhân không tăng và không xuất hiện bất thường.

Một người mắc sởi có thể lây cho 20 người?

Trẻ bị sởi nếu chăm sóc không đúng cách tăng nguy cơ biến chứng.

Ths.BS Nguyễn Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Một người bị sởi lây cho 20 người xung quanh là không đúng và không có cơ sở khoa học. Ví dụ một người mắc sởi ngồi trong phòng chỉ có một người thì không thể lây cho 20 người được. Nhưng nếu ngồi trong phòng có 50 người thì đương nhiên sẽ có người hít phải vi rút sởi, còn vấn đề ai mắc bệnh hay không là câu chuyện khác. Nguy hiểm của sởi ở đây là đối với trường hợp trẻ nhỏ không được tiêm vắc xin”.

Có những nghiên cứu trẻ không được tiêm vắc xin tiếp xúc với người mắc bệnh sởi thì nguy cơ mắc bệnh là 94- 95%. Trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa đủ tuổi tiêm, khi tiếp xúc với người mắc bệnh tỷ lệ mắc gần như là 100%. Nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, trẻ béo phì, trẻ mắc bệnh lý nền… nguy cơ mắc sởi sẽ rất cao.

Sởi làm hệ miễn dịch suy giảm rất nhanh

Theo bác sĩ Hải, tất cả các bệnh truyền nhiễm khi mắc đều gây suy giảm hệ miễn dịch nhưng vi rút sởi có đặc điểm suy giảm miễn dịch nhiều hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi rất nặng, tiêu chảy kéo dài, khô giác mạc, mờ mắt không hồi phục…

Để giảm biến chứng do vi rút sởi gây ra cần phải chăm sóc trẻ tốt, vệ sinh mắt mũi để giảm biến chứng viêm đường hô hấp. Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những người mắc các bệnh truyền nhiễm khác như cúm sẽ làm cho bệnh của trẻ diễn biến nặng hơn. Cha mẹ cần lưu ý phải đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế người thăm và người tiếp xúc với trẻ là cách để phòng biến chứng tốt nhất. Cha mẹ cần cách ly cho trẻ để phòng lây cho người khác là 4 ngày trước và 4 ngày kể từ khi phát ban.

“Cách ly trẻ không chỉ phòng lây truyền bệnh mà còn tránh biến chứng, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong 2 tuần. Tuyệt đối không kiêng kem để giúp trẻ sẽ nhanh phục hồi. Với trẻ có cơ địa dị ứng thì lên tránh ăn các loại vỏ cứng (tôm, cua, trứng) tránh dị ứng gây tình trạng phát ban của cơ thể khi có thêm triệu chứng đó bệnh sẽ nặng thêm”, bác sĩ Hải nói.

Để phát hiện trẻ mắc sởi sớm, cha mẹ cần phải lưu ý các triệu chứng như sau: Trẻ sốt cao 39 - 40 độ, ngày thứ 2 và 3 có viêm kết mạc, mắt có rỉ, hắt hơi sổ mũi.

Các nốt ban mọc theo trình tự từ sau tai lan ra mặt và ra lưng, sau khoảng 2-3 ngày sẽ lan toàn thân. Ban mọc ra chân và triệu trứng sẽ giảm dần.

 

Chăm sóc trẻ bệnh sởi tại nhà

Bệnh sởi là bệnh lành tính có thể chăm sóc tại nhà khi trẻ sốt cao, tốt nhất nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra lời khuyên chăm sóc.

Trẻ bị sốt cao cần hạ sốt cho trẻ, mặc quần áo thoáng mát.

Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu đủ chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

 

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 con giáp có tấm lòng lương thiện đáng trân trọng nhất