Ăn tối sau 'thời điểm vàng' này, cơ thể kém hấp thu lại gánh 6 bệnh nguy hiểm
Tin liên quan
Bữa ăn tối lúc nào thì khoa học?
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, ăn tối sau 7 giờ hoặc trước khi ngủ khoảng 2 tiếng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Người xưa có câu: “Quá ngọ bất thực”, nghĩa là không nên ăn trưa trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ. Cũng tương tự như vậy, bữa tối được khuyên rằng tốt nhất nên ăn trước 7 giờ tối để không gây tác hại xấu cho sức khỏe.
Tác hại khôn lường khi bạn có thói quen ăn tối quá muộn
Xơ cứng động mạch
Ăn tối muộn, thường là chỉ thói quen ăn sau 7 giờ tối sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mỡ máu cao. Sau khi chìm vào giấc ngủ, tốc độ lưu thông máu giảm thấp rõ rệt, vì vậy càng khiến cho mỡ máu không ngừng bị ứ đọng và tích tụ trên thành mạch máu. Về lâu dài sẽ hình thành nguy cơ động mạch bị xơ cứng.
Bệnh dạ dày
Người ăn tối muộn thì dạ dày cũng phải “tăng ca đêm” theo quy luật tự nhiên. Cơ quan tiêu hóa này bị nằm trong trạng thái quá sức, mệt mỏi lâu ngày, lại thêm vào các niêm mạc bị lão hóa không kịp thời được tái tạo sẽ khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh về dạ dày, chức năng tiêu hóa kém đi, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất, sức đề kháng yếu v.v…
Tiểu đường
Thói quen ăn tối quá muộn sẽ kích thích Insulin luôn duy trì ở mức cao, khiến cho các tế bào tụy tăng thêm gánh nặng. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, đặc biệt là với người trung niên và cao tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường do chức năng của tế bào tụy suy yếu trầm trọng.
Béo phì
Những bữa ăn tối muộn là nguyên nhân khiến cho hàm lượng đường, lipit, axit amin trong huyết dịch tăng cao, sau đó chuyển hóa thành mỡ tự thân tích tụ ở các bộ phận trên cơ thể, gây ra tình trạng béo phì mất kiểm soát.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh
Khi bạn dung nạp thức ăn quá gần với giờ ngủ vào ban đêm thì các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, đường ruột, gan, tụy v.v… đều phải làm việc liên tục trong giấc ngủ, sau đó truyền đạt thông tin lên bộ não, khiến cho não luôn nằm ở trạng thái hưng phấn, gây ra chứng mất ngủ, hay nằm mộng, ngủ không sâu. Một khi giấc ngủ không đảm bảo cả về lượng và chất thì suy nhược thần kinh là hệ quả tất yếu.
Trao đổi chất rối loạn
Từ những nguyên do như chức năng tiêu hóa, tuần hoàn bị quá tải do bạn ăn tối muộn, kéo theo đó sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bị rối loạn theo. Tình trạng này khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức, chóng mặt, trí nhớ giảm, năng lực tư duy yếu đi, hệ miễn dịch không tốt nên càng dễ mắc bệnh, đặc biệt là cảm mạo, bệnh về da, lở loét khoang miệng v.v…
Làm sao nếu không thể ăn tối trước 7 giờ?
Mặc dù biết có nhiều tác hại nếu ăn tối quá muộn, nhưng do cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cho nhiều người thật sự không thể ăn tối trước 7 giờ. Vậy làm sao để giảm bớt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?
Chỉ ăn no khoảng 5 phần
Nếu đã quá 7 giờ tối mà bạn mới được dùng bữa thì lúc này, thời gian vàng cho chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột đã trôi qua mất, dịch vị dạ dày giảm xuống thấp. Vì vậy, bạn nên ăn ít hơn so với bữa tối thông thường, tốt nhất là chỉ ăn bằng ½. Bạn có thể cảm giác ăn đến khi cảm thấy dễ chịu thì có thể ngừng đũa.
Ăn chậm hơn
Ăn càng muộn thì khả năng tiêu hóa của dạ dày, đường ruột càng yếu đi, bạn nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể, tạo điều kiện để dễ ngủ hơn.
Sau 9 giờ tối thì đừng ăn cơm
Từ 9 - 10 giờ tối trở đi, tốt nhất bạn không nên có bữa cơm tối nào nữa. Lúc này để chống đói, bạn có thể dùng một ly sữa nóng với một nắm nhỏ các loại hạt. Sữa giúp dễ ngủ hơn, trong khi các loại hạt có thể đem đến cảm giác no nhất định mà không quá nhiều gánh nặng cho cơ thể.
Thiện Duyên - Nguồn: thehealthdaily, wenxuecity, weixin
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất