Nếu quy tắc xã giao có ngàn điều, KHOẢNG CÁCH là thứ đầu tiên nên học

2021-04-14 15:00
- Khoảng cách thích hợp là cách tốt nhất để chúng ta thể hiện tình yêu. Giao tình nông cạn, còn không biết kiểm soát lời nói, là hành vi ngốc nhất trong giao tiếp. Lời nói là con dao hai lưỡi, nếu bạn không kiểm soát tốt, nó có thể đem đến tai họa.

Các nhà sinh vật học đã làm một thí nghiệm: 

Vào mùa đông lạnh giá, họ thả hơn chục con nhím ra ngoài trời. 

Vì muốn tìm kiếm hơi ấm, những con nhím này đã dựa gần vào nhau theo bản năng. Nhưng sau khi dựa vào nhau, chúng lại bị những gai nhọn trên người đối phương đâm vào mình và vì vậy lại phải tách ra. 

Sau đó, vì quá lạnh nên phải tiến sát lại gần như ban nãy, vòng lặp cứ tiếp tục, cứ bị thương rồi tách ra, rồi lại tiếp tục tiến lại gần... 

Sau nhiều lần vật vã như thế, có con nhím đấu tranh với việc đóng băng, có con lại bị đâm nhiều nhát, cuối cùng bọn chúng cũng tìm được một khoảng cách thích hợp để sưởi ấm cho nhau mà không bị gai đâm vào nhau. 

Đây là "Quy luật con nhím" trong tâm lý học, nó nhấn mạnh đến "hiệu ứng khoảng cách tâm lý" trong giao tiếp giữa các cá nhân. 

Dù ở gần vẫn cho nhau không gian riêng, dù rất thân nhưng vẫn không đi quá giới hạn, như vậy mới có thể gắn bó lâu dài được. 

Đây cũng là cách để mọi người hình thành mối quan hệ bền vững với nhau. Cách quá xa hoặc ở quá gần đều rất dễ dẫn đến mâu thuẫn. 

 Nếu quy tắc xã giao có ngàn điều, KHOẢNG CÁCH là thứ đầu tiên nên học

Trong cuộc sống, có một loại người "vô duyên" mà bạn rất thường gặp: Rõ ràng là không hề thân thiết gì, mà khi gặp bạn lại luôn hỏi "Mua nhà chưa? Mua xe chưa?" "Làm việc ở đâu? Lương bao nhiêu thế?" "Sao chưa chịu lấy chồng? Sao chưa đẻ con?"... 

Những câu hỏi này luôn là thứ khiến chúng ta bối rối ngoài mặt và chán ghét trong lòng. 

Tô Thức có câu nói thế này: "Giao tình đạm đừng nói nông sâu." 

Nếu hai người không thân thiết, đừng tò mò hay can thiệp vào chuyện riêng tư của người ta quá nhiều. Bạn cần suy nghĩ kĩ những gì bạn có thể nói và những gì không thể nói. 

Trong bộ phim "Góc nhìn hôn nhân trong một thời đại" có một đoạn thế này: 

Người dẫn chương trình Charles gặp một người bạn bình thường trong bữa tiệc, hai người họ đã lâu không gặp nhau, nhưng sau vài câu chào hỏi, Charles lại hỏi người kia: "Bạn gái anh khỏe không?" 

Người bạn kia cười đáp: "Cô ấy đã không còn là bạn gái tôi nữa." 

Khi nghe điều này, Charles đã lập tức an ủi: "Đừng buồn, nghe người ta nói cô ấy ngoại tình với Toby đấy." 

Không ngờ, người bạn kia nghe xong liền lạnh lùng bảo: "Bây giờ cô ấy là vợ tôi!" 

Bầu không khí trở nên xấu hổ vô cùng. 

Giao tình nông cạn, còn không biết kiểm soát lời nói, là hành vi ngốc nhất trong giao tiếp. Lời nói là con dao hai lưỡi, nếu bạn không kiểm soát tốt, nó có thể đem đến tai họa. 

Học cách nói "lời hay ý đẹp" không chỉ là cách tu dưỡng bản thân, còn là cách thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác. 

Tình cảm bền chặt thường được hình thành từ thời gian dài cùng nhau vượt qua khó khăn, chứ không phải chỉ cần ba hoa một hai lời nói hoa mỹ là có thể gắn kết được. 

Như câu nói: "Đường dài mới biết ngựa hay. Ở lâu mới biết người ngay kẻ tà." 

Đừng thể hiện sự nhiệt tình quá mức với người mình không quen thân. Bạn có thể thoải mái trò chuyện với bạn bè, nhưng cũng nên thận trọng lời nói và việc làm, tránh làm tổn thương và vượt qua giới hạn chịu đựng của người khác. 

Biết mối quan hệ hiện tại là gì, và nên nói lời nào cho phù hợp chính là biểu hiện của sự trưởng thành. 

Có một câu nói rất hay: 

"Giữa người thân, khoảng cách là sự tôn trọng. Giữa người yêu, khoảng cách là tốt đẹp. Giữa bạn bè, khoảng cách là bảo vệ. Giữa đồng nghiệp, khoảng cách là thân thiện. Giữa người xa lạ, khoảng cách là lịch sự." 

Mối quan hệ thoải mái nhất không bao giờ là sự gần gũi quá mức. Trái lại, đó là gần gũi nhưng vẫn có không gian tự do riêng. 

 Nếu quy tắc xã giao có ngàn điều, KHOẢNG CÁCH là thứ đầu tiên nên học

Có một cặp vợ chồng già ở Nhật Bản, người chồng có tính cẩn thận, luôn lên kế hoạch trước, nhưng vợ ông lại là người bất cẩn. 

Hai người có tính cách khác nhau là thế, nhưng họ đã cùng nhau đi đến cuối đời. Bí quyết rất đơn giản: Đừng can thiệp nhau quá nhiều. 

Ông không thích ăn rau, bà không ép ông ăn. Bà thích mua món đồ nào, ông cũng không cản, chỉ cần bà vui là được. 

Dù đôi bên có xảy ra xích mích, họ vẫn sẽ không nói xấu nhau mà cùng nhau kiên nhẫn trao đổi và thấu hiểu. 

Tình yêu là thế, luôn cần "khoảng cách" thích hợp, nhưng không phải "cách xa". 

Suy cho cùng, hôn nhân không phải gông cùm, chính vì vậy hãy thấu hiểu và để lại không gian riêng tư cho đối phương. 

Như câu: "Cá để 3 ngày phát hôi, khách ở 3 đêm phát chán" cũng có cùng đạo lý tương tự như vậy. 

Con cá dù tươi đến đâu nếu để qua vài ngày nhất định sẽ bốc mùi. Khách khứa dù có thân thiết đến đâu nếu cứ ở lâu sẽ khiến chủ nhà thấy khó chịu. 

Điều này chứng minh rằng: Mọi việc đều nên có chừng mực. 

Khoảng cách phù hợp làm giảm bớt những xích mích và tranh chấp không cần thiết. Đồng thời, tạo sự thoải mái cho nhau. Ý thức được điều này, bạn có thể duy trì được mối quan hệ lâu dài. 

Giữa mỗi người đều có những thước đo và ranh giới nào đó. Thế nên hãy luôn ý thức về việc giữ khoảng cách để giữ hòa thuận lâu dài. 

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mách bạn 4 bài tập để có ngay cánh tay thon dài mỏng manh ai nhìn cũng mê mẩn