Vì sao khi ngủ bé lại nhoẻn miệng cười tươi? 5 lý do mà mẹ không biết

Quỳnh Trang 2022-01-19 14:02
- Sau những lúc con quấy khóc, hờn dỗi, thấy con ngủ ngon, nhiều mẹ cảm thấy thực sự hạnh phúc. Các mẹ thậm chí còn hạnh phúc hơn khi thấy con nhoẻn miệng cười tươi khi ngủ. Bạn có biết lý do vì sao không?

Trong thời gian chăm con, nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi khi thấy con quấy khóc, hờn dỗi. Vì vậy, khi thấy con ngủ ngon, nhiều mẹ đã thở phào. Đặc biệt là khi thấy con nhoẻn cười khi ngủ, tim mẹ run lên vì hạnh phúc. Mẹ có biết vì sao bé lại nhoẻn cười, cười toe toét hoặc cười rất to khi ngủ hay không? 

1. Có thể là em bé đang mơ

Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ làm sao mơ được. Thực ra từ khi còn là bào thai, bé đã biết mơ rồi. Khi siêu âm, bác sĩ cũng có thể nhìn thấy thai nhi mỉm cười. Điều này có thể là do bé đã mơ thấy một giấc mơ đẹp nên đã mỉm cười trong hạnh phúc.

Vì sao khi ngủ bé lại nhoẻn miệng cười tươi? 5 lý do mà mẹ không biết

Thực ra từ khi còn là bào thai, bé đã biết mơ rồi. 

2. Khi bé ngủ lơ mơ

Khi bé chưa bước vào giấc ngủ sâu sẽ nghe thấy những âm thanh xung quanh và kích thích bé cười. Lúc này não bộ của bé vẫn đang hoạt động, sau khi được kích thích sẽ xuất hiện một số phản ứng trên khuôn mặt, trong đó có nụ cười.

3. Bé đang phát triển tốt

Mẹ chăm sóc bé tại nhà rất tỉ mỉ, chu đáo. Vì vậy, khi ngủ, bé cảm nhận được hơi ấm, cảm thấy yên tâm. Vì vậy, bé thường sẽ mỉm cười khi ngủ.

4. Bé đang xử lý thông tin

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh đang trải qua một quá trình học tập liên tục, từ việc học cách mở mắt, mỉm cười, khóc, đến việc tìm cách để di chuyển các phần của cơ thể. Vì vậy, bé luôn phải xử lý thông tin mới.

Vì sao khi ngủ bé lại nhoẻn miệng cười tươi? 5 lý do mà mẹ không biết

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh đang trải qua một quá trình học tập liên tục, từ việc học cách mở mắt, mỉm cười, khóc, đến việc tìm cách để di chuyển các phần của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Việc tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh ở nhiều bối cảnh khác nhau có thể khiến bé cảm thấy bị quá tải. Do đó, chỉ đến khi đi ngủ, bé mới có thời gian để xử lý các thông tin này và thể hiện ra ngoài bằng hành động khóc hay cười.

5. Nụ cười “khí”

Những nụ cười “khí” xuất hiện chính xác là khi trẻ được “xì hơi”. Biểu hiện trên khuôn mặt của trẻ cho thấy sự nhẹ nhõm từ việc giải phóng khí thải từ bụng. Việc xì hơi của trẻ hoàn toàn có thể xảy ra trong khi ngủ và thức, làm cho nó trông giống như trẻ đang cười hoặc mỉm cười trong một giấc mơ. Đây là hiện tượng thể hiện sự thỏa mãn của bé và đôi khi được nhóm lại với nụ cười phản ứng.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo mất hứng thú và nhanh chóng hết yêu, quên ngay người yêu cũ