Trẻ dị ứng chuối: Triệu chứng và cách xử lý mẹ cần biết
Tin liên quan
Chuối là loại quả lành mạnh và giàu dinh dưỡng, cũng là một trong những loại trái cây khuyến khích cho trẻ ăn dặm đầu tiên nhất. Tuy vậy, một số trường hợp có thể gây ra dị ứng mà mẹ cần biết để sớm xử lý an toàn cho bé.
Nguyên nhân trẻ dị ứng chuối
Bất kỳ thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây dị ứng và cần đặc biệt chú ý đối với trẻ nhỏ. Nếu sau bữa ăn, bạn phát hiện bé có tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt, đỏ bừng xung quanh và bên trong miệng, kèm theo nôn mửa… thì nên ngừng cho trẻ ăn ngay.
Trẻ dị ứng chuối do các nguyên nhân khác nhau tạo thành, trong đó điển hình nhất có thể chia thành 2 nhóm như sau.
Dị ứng do không dung nạp protein
Một số trẻ có hệ miễn dịch đặc biệt nhạy cảm có thể sẽ tăng nguy cơ dị ứng với chuối. Chủ yếu là do bé không dung nạp được protein có trong chuối, loại enzyme này có tên gọi là chitinase.
Dị ứng do các amin hoạt tính bazo
Các amin hoạt tính bazo trong chuối cũng là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây dị ứng nếu hệ thống trao đổi chất thiếu khả năng oxy hóa enzyme.
Dấu hiệu nhận biết bé dị ứng chuối
Lần đầu tiêu cho bé ăn chuối, mẹ cần thận trọng quan sát để sớm phát hiện các triệu chứng liên quan đến dị ứng hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Các dấu hiệu có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi bé ăn trái cây.
Triệu chứng ở da
Dấu hiệu xảy ra trên da là điểm phổ biến mà bạn cần chú ý để sớm nhận ra bất thường. Sau khi bé ăn chuối nếu bị dị ứng sẽ có hiện tượng như phát ban đỏ, ngứa da, lưỡi đỏ và viêm, sưng mặt và miệng…
Triệu chứng ở đường tiêu hóa
Sau vài giờ ăn chuối, nếu em bé của bạn có vấn đề về tiêu hóa cũng nên cân nhắc xem xét tình trạng dị ứng. Trẻ có thể có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn, thải ra khí có mùi hôi, tiêu chảy…
Triệu chứng ở đường hô hấp
Khi trẻ dị ứng chuối, dấu hiệu kèm theo còn có thể là suy hô hấp với các biểu hiện như thở khò khè, cảm giác hụt hơi, tức ngực, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, hen suyễn thậm chí ngất xỉu… Khi có bất kỳ 1 hoặc 2 triệu chứng thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Cách xử lý dị ứng chuối ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bất kỳ thực phẩm mới nào khi vừa cho trẻ ăn, bạn vẫn cần chờ đợi và quan sát trong 3 ngày để xem có dấu hiệu dị ứng hay không. Một số trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ bác sĩ làm một ít xét nghiệm để chẩn đoán sớm hơn.
Nếu bé chỉ dị ứng nhẹ với chuối, bác sĩ sẽ khuyên nên cho bé ăn từng miếng chuối nhỏ và tần suất ăn không quá dày đặc. Nặng hơn, bạn có thể cần cho bé uống thuốc theo chỉ định và nên kiêng chuối trong thức ăn dặm về sau.
Nên cho trẻ ăn chuối nấu chín sẽ an toàn hơn khi vừa mới bắt đầu. Ngoài ra, những hạt nhỏ li ti bên trong quả chuối cũng chứa nhiều chất gây dị ứng nhiều hơn nên có thể loại bỏ trước khi cho bé ăn.
Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối hấp chín và nghiền nhỏ khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu bé của bạn có vài vấn đề đặc biệt về sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa chuối vào đồ ăn dặm.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sớm nhận ra dấu hiệu trẻ dị ứng chuối cũng như xử lý hiệu quả, giúp bé có nhiều món ngon và an toàn cho sức khỏe.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất