Sau 5 tuổi con đột nhiên có 3 yêu cầu đặc biệt này, bố mẹ nhất định không được từ chối, hệ lụy có thể kéo dài đến khi con lớn

2021-05-26 17:00
- Trong quá trình phát triển, mối quan hệ giữa phụ huynh với trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con sau này.

Một đứa trẻ muốn có tinh thần và thể chất được phát triển một cách lành mạnh nhất đều phụ thuộc phần lớn vào bố mẹ. Trong quá trình phát triển này, bố mẹ nên học được cách thấu hiểu nội tâm của con, đặc biệt là những đứa trẻ từ 5 tuổi trở lên thường có sự biến chuyển rất lớn về mặt tâm lý. Khi đối mặt với những yêu cầu của con, phụ huynh không thể dùng cách áp đặt mà phải tìm cách giải quyết mềm dẻo, linh hoạt theo từng tình huống. 

(Ảnh minh họa) 

Sau 5 tuổi thường là cột mốc trưởng thành về trí lực, trẻ cũng bắt đầu có những suy nghĩ riêng của bản thân. Trong thời gian này, nếu con bỗng nhiên đưa ra 3 loại yêu cầu này, phụ huynh nhất định phải tôn trọng, không nên từ chối bởi có thể gây ra tác hại không hề tầm thường với trẻ về mặt lâu dài. 

Con yêu cầu bố mẹ dành thời gian cho con nhiều hơn 

Nếu trẻ nghiêm túc muốn bố mẹ cùng đồng hành với mình trong những việc hàng ngày của chúng, đó là lúc bố mẹ cần suy ngẫm lại bản thân. Bố mẹ luôn nói rằng mình rất bận rộn việc này việc kia mà không có thời gian để nói chuyện với con, chơi với con, thậm chí là giúp con làm bài tập... nhưng phần lớn thời gian "bận rộn" ấy, bố mẹ lại dành nhiều tâm trí chỉ để lướt điện thoại. 

(Ảnh minh họa) 

Việc thiếu sự quan tâm và không có thời gian ở cạnh bố mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy rất bất an, lâu dần sẽ tạo nên vết sẹo tâm lý trong lòng trẻ. Trẻ có thể cho rằng bố mẹ không yêu thương mình, cảm thấy tổn thương và khao khát được yêu thương hơn. 

Tình cảm giữa bố mẹ và trẻ dần có khoảng cách làm cho trẻ rơi vào tuyệt vọng, chúng sẽ tìm đến sự khẳng định yêu thương từ những người bên ngoài. Trạng thái tâm lý này ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến cuộc sống bình thường của trẻ mà còn đến cách trẻ giao tiếp trong xã hội, thậm chí là cuộc sống hôn nhân sau này. 

Con yêu cầu bố mẹ đừng quá kìm kẹp con nữa 

Trẻ con sẽ lớn và đến một lúc nào đó chúng không còn cần quá nhiều đến sự bảo bọc, chăm sóc của bố mẹ nữa. Đó là quy luật tự nhiên mà phụ huynh cần phải chấp nhận. 

Trên thực tế việc con trở nên tự lập hơn sẽ làm cho nhiều bố mẹ cảm thấy khó chấp nhận và họ có thể dùng nhiều cách để kìm hãm con, mong con luôn là "cục cưng bé nhỏ" để bố mẹ hàng ngày yêu thương, chăm bẵm. 

(Ảnh minh họa) 

Khi bố mẹ bảo bọc con quá mức, không cho con được sự tự do phát triển, thông thường sẽ dẫn đến 2 kết quả. Một là đứa trẻ đó sẽ không bao giờ lớn, chúng sẽ dựa dẫm vào bố mẹ một cách thái quá ngay cả khi trưởng thành. Hai là đứa trẻ sẽ ngầm phản kháng, dần trở nên ngỗ ngược và muốn thoát ly khỏi gia đình. Cả hai kết quả này đều là điều mà không một bố mẹ nào mong muốn. 

Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có nhận thức về bản thân và giá trị của bản thân. Lúc này điều mà chúng cần chính là được bố mẹ tôn trọng và công nhận, dĩ nhiên có được một sự tự do trong khuôn khổ cho phép. 

Nếu phụ huynh chỉ trói buộc và gò bó con một cách mù quáng thì chúng sẽ mãi là bông hoa trong nhà kính, không thể tự lập. Hãy để trẻ lớn lên trong sự tôn trọng và tạo điều kiện để chúng có thể tự do phát triển thì trẻ mới có cuộc sống hạnh phúc hơn về sau này. 

Con yêu cầu cho con thêm thời gian 

Một cảnh rất thường thấy trong nhiều gia đình đó là khi đứa trẻ đang làm một việc gì đó, bố mẹ lại cho rằng trẻ làm quá chậm hoặc làm sai nên rất nóng lòng.  

Nhiều phụ huynh lúc này sẽ lựa chọn giải pháp là làm giúp trẻ cho nhanh. Có người tiếp cận một cách tiêu cực hơn thì sẽ la hét, mắng mỏ con mình và hành động này càng làm cho con thêm bối rối, không thể làm được gì nữa. 

(Ảnh minh họa) 

Trên thực tế, não bộ của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ nên cách xử lý thông tin sẽ không thể nhanh như người trưởng thành. Có những điều người lớn sẽ thấy đơn giản và dễ dàng nhưng đối với con là chuyện cực kỳ khó. 

Vì vậy khi đứa trẻ muốn bố mẹ cho chúng thời gian để tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình, bố mẹ nên tôn trọng điều đó. Hãy suy nghĩ từ góc độ của con, tin tưởng và nhẫn nại hơn với con, cho con thêm thời gian để tự hoàn thiện bản thân mình. Đặc biệt là bố mẹ cần cẩn trọng với lời nói cũng như hành động của mình để tránh gây ra tâm lý tự ti, thất bại đối với con. Sự tổn thương trong tâm lý này sẽ là điều ám ảnh con đến lớn. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thích thú trước nghệ thuật 'làm đẹp' cho sushi