Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ nên làm gì?

2022-08-10 16:15
- Tình trạng trẻ cảm cúm thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Cảm cúm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập.

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ bị ho, hắt hơi sổ mũi, trẻ cảm cúm khiến các mẹ lo lắng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho con, các mẹ hãy tìm hiểu các phương pháp phòng tránh cảm cúm cho trẻ nhé!  

Cảm cúm là gì?  

Cảm cúm là tình trạng nhiễm virus dẫn đến tai, mũi, họng bị tấn công. Đối với người lớn hoặc người có sức đề kháng tốt, hầu như sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.  

Các triệu chứng cảm cúm khá giống với cảm lạnh :   

Sốt trên  38°C  

Đau nhức các cơ  

Người ớn lạnh và đổ mồ hôi  

Ho khan, đau đầu, người cảm giác yếu ớt  

Nghẹt mũi và đau họng   

Thực tế, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường dễ mắc cảm cúm hơn vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi ăn uống do tình trạng sung huyết trong cổ họng, dẫn đến cơ thể thiếu nước. Trẻ nhỏ có thể khó chịu khi ho có đờm. Ngoài ra, tình trạng viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng ở trẻ nhỏ bị cảm cúm.  

Các biểu hiện đặc trưng của trẻ cảm cúm  

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ gồm ho, sung huyết, sốt và khó chịu. Nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện nhi để điều trị kịp thời.   

Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa  

Người khó chịu, uể oải, mệt mỏi kéo dài liên tiếp khoảng 4 tiếng  

Trẻ bị lạnh, nôn mửa và tiêu chảy  

Trẻ dưới 6 tháng tuổi và sốt trên 38°C  

Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ   

Đây là những biến chứng nguy hiểm cần được đưa đến bệnh viện để điều trị. Cảm cúm thường phát triển rất nhanh, vì thế bạn cần theo dõi chặt chẽ.  

Phòng ngừa trẻ cảm cúm  1. Tiêm phòng cúm là phương pháp phòng ngừa trẻ cảm cúm hiệu quả  

Tiêm vắc-xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả để giúp bé tránh khỏi những cơn cảm cúm bất chợt do thời tiết. Nhiều người lo lắng tác dụng phụ sau khi tiêm như trẻ bị sốt hay cúm nhẹ. Tuy nhiên, đó chỉ là triệu chứng bình thường và sẽ tự hết sau 2 ngày.  

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhất là 2 tuần trước mùa cúm.  

2. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ  

Tiêm vắc- xin phòng cúm không có nghĩa là bạn được lơ là trước vấn đề vệ sinh của bé. Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn, không cho tay lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi chơi đùa, đi ra ngoài đường…  

 3. Bổ sung vitamin C cho trẻ  

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp con mạnh khỏe để chống lại các tác nhân gây hại của môi trường. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả như rau bắp cải, rau bina, ớt chuông, súp lơ…  

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ uống các loại nước ép như cam, ổi, dâu tây, kiwi… vào mỗi buổi sáng hoặc bữa xế chiều.  

4. Vệ sinh nơi ở của bé  

Nơi ở của bé cần được giữa gìn vệ sinh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Các loại đồ chơi thường xuyên được cọ rửa bằng xà phòng, sau đó phơi khô. Thú bông cần được lăn bụi, giặt theo định kỳ. Đặc biệt chăn gối phải được thay thường xuyên 2-3 lần/ tuần.  

Môi trường ở sạch sẽ, không bụi bặm mới cho con một hệ hô hấp tốt. Làm sao trẻ có thể khỏe mạnh khi hàng ngày hít phải khói bụi, bụi bẩn từ môi trường sống?  

Phòng ngừa trẻ cảm cúm khi giao mùa không phải là điều khó, chỉ cần bố mẹ chú ý là có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho con. Đặc biệt, hãy theo dõi thời tiết để cho con mặc trang phục phù hợp.  

      Theo Bau.vn  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lưu ý những thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai 7 tuần