Ông bố giả vờ ngất xỉu nhưng con gái lại dửng dưng, tìm hiểu nguyên nhân mới biết mình có lỗi
Tin liên quan
Cha mẹ đã nuôi dạy con bao nhiêu năm chẳng tiếc công sức, tiền bạc chỉ mong con cái khôn lớn thành người. Họ rất mong muốn được thấy con quan tâm đến mình và thử lòng con bằng những cách khác nhau. Trước đó, một người bố đã giả vờ ngất xỉu trước mặt con gái. Phản ứng của cô con gái rất thú vị. Hãy cùng xem nhé!
Ông bố giả vờ ngất xỉu nhưng con gái lại dửng dưng
Thấy ông bố lập tức ngã xuống đất giả vờ ngất đi. 4 đứa trẻ xung quanh hơi sững sờ khi thấy phản ứng của bố. Chúng thấy bố đột nhiên ngã lăn ra sàn thì thất thần, có chút tò mò. Thấy bố nằm lâu không dậy, mấy đứa trẻ dường như không quan tâm lắm. Chúng còn ung dung chạy đến túi đồ ăn vặt lấy đồ ăn ra ăn, không thèm quan tâm đến chuyện bố đang nằm "bất tỉnh" trên mặt đất.
Đọc xong tình huống này, nhiều người cảm thấy không biết nên cười hay nên khóc. Có vẻ như kỹ năng diễn xuất của bố chưa đủ tốt nên nhìn thoáng qua trẻ không nghĩ là bố ngất xỉu. Thấy con trẻ dửng dưng, trái tim của người bố cũng tan nát.
Thực tế, nếu bạn từng rơi vào tình huống tương tự và thấy con phớt lờ thì bạn cũng đừng buồn vì:
Trong mắt đứa trẻ không có khái niệm thương tật hay cái chết. Đối với trẻ em, thế giới tràn ngập niềm vui, nhiều đứa trẻ cảm thấy cái gọi là “ra đi” chỉ là hiện tượng ngắn ngủi, đối với con cái, cha mẹ là toàn năng, bất tử. Con cái không hiểu những việc làm của cha mẹ. Nhiều đứa trẻ thấy bố mẹ ngất xỉu, các con sẽ để cho họ nghỉ ngơi một chút, không làm phiền nữa.
Đứa trẻ hiểu nhưng không bị lừa. Nhiều bậc cha mẹ lừa dối con bằng cách giả ngất xỉu nên trẻ sẽ không quan tâm đến cha mẹ. Vì vậy, bạn nên nhớ đừng nên lừa con quá nhiều lần. Cái gì quá cũng không tốt.
Cách dạy con hiếu thảo với cha mẹ
1. Hãy hiếu thảo với… ông bà!
Tập cho con thuộc những bài hát, những câu ca dao về tình cảm bố mẹ và con
Cũng tương tự như việc kể chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn, những bài hát, những câu ca dao như: “Công cha như núi Thái Sơn…” sẽ in sâu trong tâm hồn con bạn lúc nào không hay. Ban đầu, bé có thể chỉ đọc thuộc lòng chứ không hiểu nghĩa. Nhưng dần dần, khi con lớn hơn, bạn có thể giải nghĩa cặn kẽ cho con nghe để con biết lòng hiếu thảo của con cái quan trọng thế nào.
Dạy bé chia sẻ việc nhà
Đứa trẻ được hướng dẫn những kỹ năng làm việc nhà từ sớm sẽ có sự chủ động chia sẻ việc nhà với bố mẹ hàng ngày, đỡ đần bố mẹ khi bố mẹ mệt. Chẳng có gì ngọt ngào hơn khi bạn bị ốm và đứa con bé bỏng của bạn biết cách vắt cho bạn một ly nước cam, vo gạo nấu nồi cơm thay bạn. Hãy hướng dẫn cho con từng chút một, đừng thương con theo kiểu ôm hết việc nhà để con được… chơi không.
Đừng chiều con theo hướng “cái gì cũng cho con”
Những đứa trẻ đòi gì được nấy thường có xu hướng sớm thành “ông trời con”, ích kỷ và chỉ biết mọi thứ thỏa mãn cho mình trước. Chiều con theo cách này là bạn đã vô tình làm hư con. Thay vì thế, hãy chừng mực trong việc đáp ứng nhu cầu cho trẻ.
Không phải vô tình khi ông bà ta có câu: “Gia bần tri hiếu tử” (nhà nghèo biết con hiếu thảo). Những đứa trẻ “nhà nghèo” thường có điều kiện để học và hành sự hiếu thảo hơn trẻ nhà giàu. Tập cho con chừng mực, biết nghĩ đến bố mẹ trước khi nghĩ đến mình, không vòi vĩnh một món đồ chơi đắt tiền nếu biết bố mẹ rất vất vả đi làm, lớn lên con bạn sẽ hiếu thảo như bạn muốn.
Khánh An/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất