Nhiễm trùng hậu sản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tin liên quan
Các loại nhiễm trùng hậu sản thường gặp
Nhiễm trùng hậu sản còn gọi là nhiễm trùng sau sinh, có nhiều loại khác nhau nhưng điểm chung là nhiễm trùng, thường xảy ra trong 6 tuần đầu sau khi sinh con. Theo thống kê lâm sàng, triệu chứng này xảy ra ở 5 - 24% các mẹ, không điều trị hợp lý có thể nguy hiểm.
Viêm nội mạc tử cung
Đây là tình trạng thành tử cung (nội mạc tử cung) bị nhiễm trùng sau sinh, có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh không sớm điều trị có thể lan sang các phần khác. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn âm đạo xâm nhập vào đường sinh sản trên, nhất là mẹ sinh mổ.
Nhiễm trùng vết mổ
Tổn thương sau sinh tại vết mổ cần đặc biệt chú ý. Vi khuẩn lây lan từ da nhiễm vào vết thương, khiến cho quá trình phục hồi bị trở ngại, thậm chí nghiêm trọng nếu không kiểm soát tốt. Mẹ nên chú ý trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật để kịp thời can thiệp y tế.
Viêm vú hậu sản
Mẹ hút sữa không hết hoặc cho em bé bú không đúng cách khiến cho sữa bị ứ lại bên trong, gây tắc nghẽn và gây viêm (có thể bị nhiễm trùng hoặc không). Hầu hết mẹ dễ bị viêm vú trong khoảng 4 tuần đầu sau sinh.
Viêm mô tế bào, áp xe và nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng mô nội tiểu thùy đều có thể xảy ra trong trường hợp viêm vú nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn không cần ngừng cho con bú vì vi khuẩn không lây truyền từ sữa, nhưng vẫn cần chăm sóc y tế để điều trị viêm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trường hợp này được chia thành nhiều loại cụ thể như nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận… Khoảng 8 - 12% phụ nữ sau sinh khi xét nghiệm đều có vi khuẩn trong nước tiểu, có thể gây khó tiểu và các triệu chứng khác.
Mổ lấy thai, đặt ống thông bàng quang hay mổ qua đường âm đạo đều có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh. Vì vậy, hãy theo dõi cơ thể của mình để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
Nhiễm trùng tầng sinh môn hoặc tầng sinh môn
Nếu bạn phải rạch tầng sinh môn thì có nguy cơ nhiễm trùng ở vị trí này. Loại nhiễm trùng hậu sản này gây đau đớn và khó chịu nhiều, có thể tăng nặng nếu không điều trị đúng cách. Phụ nữ sinh con nên chăm sóc tốt ở các vết thương trên cơ thể mình.
Những yếu tố làm tăng rủi ro nhiễm trùng hậu sản và dấu hiệu nhận biết
Tổn thương thành bụng và cơ quan sinh dục là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề nhiễm trùng. Ngoài ra, một số yếu tố khác trong quá trình mang thai và sinh con cũng làm tăng nguy cơ cho mẹ hơn.
- Sinh non hoặc trễ hơn dự sinh
- Thăm khám tử cung quá nhiều
- Chuyển dạ lâu bất thường
- Vỡ màng ối
- Đặt ống thông tiểu
- Băng huyết sau sinh
- Viêm âm đạo
- Bệnh lây lan qua đường tình dục
- Mẹ sinh con khi lớn tuổi
- Suy giảm miễn dịch
- Mẹ bị béo phì
Bên cạnh triệu chứng sưng đau ngay tại vị trí viêm nhiễm thì một số dấu hiệu khác kèm theo cũng giúp bạn sớm phát hiện vấn đề để điều trị như:
- Sốt
- Chảy máu âm đạo
- Đau tử cung, đau bụng
- Sản dịch có mùi hôi bất thường
- Đau đầu
- Chảy dịch mủ ở vết thương
- Các biểu hiện thần kinh khu trú
Mẹ sau sinh bên cạnh việc chăm sóc tốt trong sinh hoạt còn phải luôn theo dõi mọi diễn biến trên cơ thể mình. Khi phát hiện có biểu hiện của nhiễm trùng, bạn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ sản khoa để được chỉ định xét nghiệm, điều trị đúng nguyên nhân.
Ngoài ra, mẹ nên kiêng cử quan hệ vợ chồng trong thời gian đầu mới vừa sinh nở. Nhà cửa và các vật dụng cần giữ vệ sinh kỹ lưỡng, chăm sóc vết mổ đúng cách, hạn chế ăn một số thực phẩm có thể cản trở quá trình phục hồi của vết thương.
Ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và không nhịn tiểu. Thời gian đầu còn yếu nên tránh mang vác hay vận động mạnh, không tắm bồn và tắm hồ bơi để tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hậu sản và có biện pháp chăm sóc hiệu quả nếu có vấn đề viêm nhiễm.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất