Nguyên nhân trẻ bị tưa miệng và cách phòng ngừa hiệu quả
Tin liên quan
Bệnh tưa miệng ở trẻ em là gì?
Nếu con bạn thường xuyên bị lở loét miệng, khó khăn trong việc nhai nuốt thì có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng (còn gọi là nấm miệng). Bé có sức khỏe tốt thì bị tưa miệng không quá lo ngại, nhưng bạn cần biết nguyên nhân và sớm khắc phục để đảm bảo cho trẻ.
Trẻ bị tưa miệng thường là do nhiễm nấm men Candida albicans, gây kích ứng và ảnh hưởng không tốt ở lưỡi, nướu, niêm mạc miệng và cổ họng. Triệu chứng điển hình là bé kêu đau miệng, môi và lưỡi nổi đốm/mảng trắng, khó nhai nuốt thức ăn, mất vị giác…
Nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây bệnh tưa miệng
Ngoài tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhiễm nấm Candida thì một số trường hợp đặc thù cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tưa miệng ở trẻ.
- Hệ miễn dịch suy yếu do điều trị bằng kháng sinh lâu dài với các bệnh như ung thư, giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc HIV.
- Những nguyên nhân bên ngoài tác động gây khô miệng ở trẻ.
- Sử dụng thuốc trị các bệnh liên quan đến tâm thần.
- Trẻ dùng quá nhiều corticosteroid.
- Trẻ mắc bệnh tiểu đường.
Điều trị và phòng ngừa bệnh tưa miệng ở trẻ như thế nào?
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện khó khăn ở miệng, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh và kê toa thuốc để bạn có thể điều trị cho bé tại nhà.
Mặc dù đa số trẻ bị tưa miệng đều không đáng lo ngại nhưng bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ. Nếu phát hiện triệu chứng của bé trở nên nghiêm trọng như sốt, đau đớn nhiều, chảy máu trong miệng, nước tiểu sẫm màu và ít… hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý.
Ngoài ra, trong quá trình trị bệnh cho bé, bạn có thể kết hợp một số mẹo để giảm khó chịu và phòng ngừa bệnh trở nặng hơn. Điển hình là cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng, ăn sữa chua không đường, thức ăn mềm dễ nuốt, cho bé dùng bàn chải mềm…
Bệnh tưa miệng thường có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ miễn dịch của trẻ suy yếu thì bệnh dễ tái phát và biến chứng nghiêm trọng. Ngoài tình trạng gây đau và khó khăn trong ăn uống thì nó có thể lan đến thực quản, đường tiết niệu và cả cơ thể.
Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên chủ động tập cho trẻ thói quen tốt để giảm nguy cơ nhiễm nấm dẫn đến tưa miệng và nhiễm trùng khác. Với trẻ còn quá nhỏ, không nên sử dụng nước súc miệng vì dễ làm tổn thương niêm mạc.
Bên cạnh đó, hướng dẫn trẻ duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Những vật dụng mà trẻ cho vào miệng (bình sữa, núm vú giả, đồ chơi…) cần đảm bảo tiệt trùng hoặc giặt rửa sạch sẽ.
Mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp vận động thể chất thích hợp để nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ giảm bệnh tật và phát triển tốt. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở miệng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm hơn để kiểm tra.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về vấn đề trẻ bị tưa miệng, có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả cho bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất