Cha mẹ trằn trọc vì con không biết cầm đũa, viết chữ như "gà bới", nguyên nhân đến từ một kỹ năng sau khi bé được 6 tháng tuổi
Tin liên quan
Nuôi dạy con là niềm vui nhưng cũng là hành trình ẩn chứa nhiều nỗi lo đối với phụ huynh. Trong quá trình lớn lên và phát triển của bé, có rất nhiều vấn đề như vậy xảy ra khiến cha mẹ rơi vào tình trạng lo lắng:
Bé 3 tháng chưa cầm nắm được, có phải chậm phát triển?
Con người khác ăn uống dễ dàng mà con mình còn chưa biết cầm thìa?
Bé viết chữ xấu, vẽ nguệch ngoạc, có bình thường?...
Trên thực tế, tất cả những vấn đề trên đều từ một nguyên nhân: Việc rèn luyện vận động tinh của bé chưa được thực hiện tốt.
Nguyên nhân không ngờ khiến trẻ không biết cầm đũa và viết chữ xấu
Vận động tinh là gì?
Vận động tinh chủ yếu đề cập đến các cử động tay và sự phối hợp giữa tay và mắt của bé. Ví dụ: nắm, lắc, cầm, véo ngón cái và ngón trỏ, xé giấy, vẽ bằng bút, xếp hình, cài khuy áo, vẽ đường kẻ, gấp giấy...
Kỹ năng vận động tinh kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và học tập sau này như tư thế cầm bút không đúng trong học tập, nét chữ không ngay ngắn ngay, tốc độ viết chậm, tay có cảm giác mệt mỏi, tốc độ cởi quần áo chậm. Dù đã 6 - 7 tuổi, các em vẫn chưa học được cách thắt dây giày, cài cúc áo, kéo khóa.
Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến sự phát triển vận động tinh của bé. Việc trau dồi những khả năng này không chỉ liên quan đến kỹ năng sống mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bé.
Mối quan hệ giữa các kỹ năng vận động tinh phần nào bị chi phối bởi các vùng não chung như tiểu não và vỏ não trước trán.
Nói cách khác, có một mối quan hệ tuyệt vời giữa các kỹ năng vận động tinh và sự phát triển của não bộ. Khi con lớn lên từng ngày, đặc biệt là sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ cần phải tập cho trẻ cách rèn luyện sức mạnh bàn tay, các cơ ngón tay, khả năng kiểm soát và cử động tinh.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng vận động tinh của bé?
Các kỹ năng vận động tinh của bé chủ yếu được chia thành hai phần:
① Chuyển động của bàn tay và ngón tay, chẳng hạn như véo, giữ, vặn, xé, đẩy, nắm, cào, quay số, vỗ tay, lắc, v.v.;
②Khả năng phối hợp giữa tay và mắt, tức là để thúc đẩy sự phát triển các cử động tay tinh của bé, cần thực hiện nhiều động tác tay và ngón tay hơn, đồng thời rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt nhiều hơn.
Thời gian đầu bé cầm nắm đồ vật còn rất vụng về, lực cơ tay chưa mạnh, lúc này mẹ không nên đưa ra yêu cầu quá cao. Hãy giúp trẻ rèn luyện cách nắm tay và cầm nắm các vật nhỏ.
Dưới đây là một vài lời khuyên để chia sẻ với bạn:
Cho bé nhiều cơ hội khám phá
Với tiền đề đảm bảo an toàn, hãy cho bé đủ thời gian và không gian để khám phá các kỹ năng vận động tinh, đồng thời cố gắng để bé tìm các công cụ và vật liệu cần thiết để phát triển các kỹ năng vận động tinh ở độ tuổi này trong môi trường xung quanh.
Những vật liệu này rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như đồ chơi nhỏ có thể cầm được, dây và hạt phù hợp, thậm chí cả nắp chai nhỏ.
Nắm được quy luật phát triển vận động tinh của bé
Thông thường, khi trẻ được 4-5 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu cầm nắm đồ vật theo sở thích bằng cả hai tay;
Khi bé gần 1 tuổi, bé sẽ biết nghịch đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ;
Khi bé từ 1 đến 2 tuổi, tay bé sẽ linh hoạt hơn;
Vào khoảng 16 tháng, bé có thể tô màu bằng bút màu;
Cuối 2 tuổi, trẻ có thể vẽ một số đường ngang và dọc đơn giản, thậm chí có thể xếp được các khối hộp theo yêu cầu.
Anh Anh/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất