Mẹ Việt ở Nhật dạy con lớp 2 đã biết tự nấu cơm: Bí quyết đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được
Tin liên quan
Mùa hè là khoảng thời gian thư giãn của nhiều gia đình. Lúc này, các con được nghỉ học, bố mẹ có nhiều thời gian hơn để đưa con đi du lịch, dã ngoại. Chính vì vậy, mỗi khi mùa hè về, cặp vợ chồng Nguyễn Quỳnh Hoa (36 tuổi) và chồng, đang sống ở Nhật Bản, cùng với hai cô con gái của họ, lại khởi đầu những cuộc phiêu lưu, những ngày thảnh thơi trong không gian vui vẻ.
Họ là một cặp vợ chồng người Việt sinh sống tại Nhật, có hai thiên thần nhỏ: một cô bé 9 tuổi và một cô nhóc 7 tuổi. Hai thiên thần này ra đời tại Việt Nam, cùng với cha mẹ, họ sang Nhật Bản để bắt đầu cuộc sống mới. Những năm qua, gia đình nhỏ sống hạnh phúc tại xứ sở mặt trời mọc.
Bên cạnh việc học kiến thức trên trường lớp, vợ chồng chị Quỳnh Hoa chú trọng trang bị kỹ năng mềm cho các con. Họ cho rằng, việc xây dựng những kỹ năng mềm cần thiết, rèn luyện tính tự lập đóng vai trò vô cùng quan trọng quá trình phát triển của các bé.
Bà mẹ hai con kể: "Vợ chồng mình tin tưởng vào khả năng sắp xếp của con, cho con quyền lên kế hoạch, lắng nghe nguyện vọng của con, đề cao tinh thần chịu trách nhiệm và kỷ luật trong sự tự do."
Trước mỗi chuyến đi vào cuối tuần, các bé đi học về sẽ giặt, phơi quần áo cá nhân, xếp đồ dùng học tập, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa đâu ra đấy. Buổi tối thì cùng mẹ sơ chế thực phẩm cho hôm sau đi cắm trại.
Chị Quỳnh Hoa tự nhận mình là một bà mẹ "lười". Bởi chị để con tự giác học, không kèm con bài vở mỗi ngày. Mỗi ngày, các con của chị cũng tự chuẩn bị đồ đến trường, đi học về tự vệ sinh cá nhân, tự ngồi vào bàn học.
"Tuổi nào cũng có những áp lực và khó khăn riêng cần giải quyết. Con trẻ cần cha mẹ là hai người bạn tin cậy nhất ở bên cạnh, đồng hành, định hướng cho chúng. Lúc còn sơ sinh, mình rèn con tự ngủ, 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn. 1 tuổi, con biết ngồi ngay ngắn trên bàn, sử dụng đũa thìa thành thạo, nhai nuốt gọn gàng.
2 tuổi, con biết rửa bát của mình sau khi ăn xong, biết vệ sinh cá nhân. 3 tuổi, con được dạy về cách liên lạc với gia đình, nhớ số nhà, dạy cách bảo vệ bản thân.
4 tuổi, mình dạy con cách sử dụng tiền, làm quen bằng việc đi chợ mua đồ cho mình. Mỗi tuần, mình đưa con 3 sen (600.000 đồng) để tự đi siêu thị mua đồ ăn.
Từ 6 tuổi, cả hai bé đã có thể tự chuẩn bị cơm hộp mang đi học và nấu những mâm cơm ngon lành, đẹp mắt cho cả gia đình", chị kể về các con.
Vì sao mẹ lười biếng, con càng tự lập?
Một phụ huynh kể lại: "Năm học mới bắt đầu, thầy cô yêu cầu bọc sách mới. Con trai tôi không biết bọc, tôi bèn bảo con hãy nhìn xem mẹ làm như thế nào rồi tự mình bọc lấy. Cu cậu tỏ ra khó chịu và nói sao mà phiền phức thế. Tôi không động tay, chỉ ngồi bên cạnh hướng dẫn con một hồi. Thấy tôi “chỉ động khẩu mà không động thủ”, cu cậu đành phải nhẫn nại bọc lấy từng quyển một. Nếu lúc đó tôi tham nhanh bớt phiền, giúp con bọc tất cả sách vở, thì có thể nó sẽ không bao giờ động tay vào những việc cỏn con này."
Bài học rút ra: Cha mẹ giúp con trẻ làm mọi việc, không để chúng tự lập, sẽ khiến tcon sinh ra tâm thái ỷ lại và bị động, do đó không thể bồi dưỡng được ý thức trách nhiệm. Bởi vậy, cha mẹ càng “lười” thì con lại càng phải chăm chỉ và nỗ lực nhiều hơn.
Một nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc cho biết: "Việc gì trẻ có thể tự làm, hãy để trẻ tự làm. Một người mẹ tốt và một người cha tốt không phải là người làm tất cả mọi thứ thay con mình". Câu nói giúp nhiều cha mẹ có góc nhìn khác về phương pháp nuôi dạy con. Đôi khi, cha mẹ cần "lười" một chút để nuôi dưỡng tính tự lập, tự giác cho những đứa con.
Anh Chi (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất