Mách mẹ cách chăm con tuyệt khéo dựa theo từng độ tuổi
Tin liên quan
Thời kỳ bào thai
Thời kỳ bào thai là khoảng thời gian từ khi trứng được thụ tinh đến khi sinh ra, tổng cộng là 40 tuần. Trong thời kỳ bào thai, các hệ thống và cơ quan khác nhau trong cơ thể trẻ phát triển rất nhanh chóng.
Trong giai đoạn này, thai phụ cần chú ý giảm ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi bên ngoài, bao gồm chấn thương nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, tiếp xúc với chất phóng xạ và thuốc, các bệnh thiếu dinh dưỡng trầm trọng và chấn thương tâm lý... vì những yếu tố này dễ dẫn dến dị tật, sảy thai.
(Ảnh minh họa)
Thời kỳ sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh là khoảng thời gian từ khi thai nhi được sinh ra đến khoảng 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh nhưng dễ mắc bệnh tật, khả năng thích nghi với môi trường kém. Nguy cơ bé mắc bệnh cao, tỉ lệ tử vong cũng cao.
Trong giai đoạn này, mẹ cần đảm bảo môi trường nơi trẻ sống luôn ổn định, chăm sóc đường hô hấp, giữ ấm, cho ăn hợp lý, phối hợp với nhân viên y tế khám sàng lọc bệnh sơ sinh và thăm khám cho trẻ sơ sinh.
Thời kỳ ăn dặm
Từ khi ăn dặm là khoảng thời gian trẻ được 6 tháng tuổi đến 1 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ và nhu cầu của trẻ về dinh dưỡng rất cao. Đặc biệt, hệ tiêu hóa của trẻ khó thích nghi với việc hấp thụ và tiêu hóa một khối lượng lớn thức ăn nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Bé giảm bú sữa mẹ dẫn đến kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang bé giảm dần. Khả năng miễn dịch còn non nớt khiến bé dễ bị ốm và mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhau.
Thời thơ ấu
Thời thơ ấu là giai đoạn từ 1 tuổi đến trước khi trẻ 3 tuổi. Ở giai đoạn này, tốc độ phát triển và tăng trưởng thể chất của trẻ chậm hơn trước. Khả năng nhận biết nguy hiểm và tự bảo vệ của trẻ còn rất hạn chế vì vậy mẹ cần luôn theo sát con.
Trong giai đoạn này, mẹ cũng chú ý bố trí chế độ ăn uống hợp lý, sắp xếp thời gian hoạt động cho bé để tăng cường khả năng vận động cũng như sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bố mẹ hãy thường xuyên giao tiếp với trẻ, chơi đồ chơi và kể chuyện cho bé nghe.
Giai đoạn mầm non
Từ 3 tuổi đến 6 ~ 7 tuổi trước khi vào tiểu học là giai đoạn mầm non. Đến giai đoạn này tình trạng thể chất của trẻ phát triển chậm hơn nhưng trí tuệ của con phát triển nhanh hơn. Con cần được tiếp xúc với những trẻ cùng lúa tuổi.
Đây là giai đoạn then chốt để hình thành nhân cách. Mẹ cần dạy cho con kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng xã hội đồng thời chú ý đến thói quen học tập tốt, khả năng tưởng tượng và tư duy để trẻ có những phẩm chất tâm lý lành mạnh.
(Ảnh minh họa)
Tuổi đi học
Trong giai đoạn này, mẹ cần cung cấp cho con môi trường học tập, rèn luyện tốt. Hãy hướng dẫn con tập thể dục thể thao tích cực, vận động nhiều. Ngoài ra, đừng quên tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng chế độ ăn uống cân bằng, nhiều canxi. Mẹ cũng nên sắp xếp cho con học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
Dậy thì
Lứa tuổi vị thành niên nói chung là từ 10 đến 20 tuổi. Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đây là quá trình thay đổi hàng loạt nội tiết dẫn đến trưởng thành về sinh dục và hình thành khả năng sinh sản. Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ lại tăng tốc một lần nữa.
Khi con đạt đến tuổi mới lớn, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy động viên con tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, trau dồi khả năng chịu đựng căng thẳng và đối phó với thất bại, giáo dục giới tính.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ không chỉ đánh giá chính xác sự tăng trưởng và phát triển của từng trẻ mà còn phát hiện kịp thời những bệnh tiềm ẩn của trẻ, có biện pháp can thiệp hoặc chữa trị bệnh sớm, có lợi cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất