Bé trai 2 tuổi đã bị sỏi đường tiết niệu, bác sĩ đưa ra lời khuyên đơn giản khiến ai cũng bất ngờ

Quỳnh Trang 2021-09-19 10:30
- Dù sỏi đường tiết niệu là bệnh của người lớn nhưng có những trẻ em cũng mắc căn bệnh này.

Sỏi đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ nhỏ mắc bệnh này.

Bé trai 2 tuổi đã bị sỏi đường tiết niệu

Mới đây, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân dân số 2 tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tiếp nhận một bé trai mới 2 tuổi mắc sỏi đường tiết niệu.

Chị Huang, mẹ của bé Beckham, 2 tuổi cho biết gần đây con trai chị thường xuyên quấy khóc và cáu gắt vô cớ. Bé thường lấy tay che vào bụng và khóc rất to, đặc biệt là khi đi tiểu. Thấy con trai có biểu hiện xanh xao, nôn mở, sốt, chị đã đưa con đến bệnh viện. 

Bé trai 2 tuổi đã bị sỏi đường tiết niệu, bác sĩ đưa ra lời khuyên đơn giản khiến ai cũng bất ngờ

Các bác sĩ phát hiện có 1 viên sỏi ở phần niệu quản trái và nhiều viên sỏi bên trong thận trái của bé Beckham. Viên sỏi có đường kính khoảng 30mm, gần như chiếm hơn 1/2 đài bể thận. Không những thế, bé trai này còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bé trai 2 tuổi đã bị sỏi đường tiết niệu, bác sĩ đưa ra lời khuyên đơn giản khiến ai cũng bất ngờ

Sau khi nhập viện, bác sĩ xét thấy nếu viên sỏi không được loại bỏ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Beckham. Sau khi thảo luận, các bác quyết định sẽ phẫu thuật cho câu bé càng sớm càng tốt. Bác sĩ cũng cho biết đường tiết niệu của trẻ nhỏ rất mảnh. Thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bằng 1/4 người lớn và bàng quang của trẻ cũng rất nhỏ nên khả năng phục hồi của trẻ sẽ nhanh hơn.

Sau ca mổ, bé Beckham được tán sỏi thành công. Ngày hôm sau, bé đã được ăn cháo bình thường. Kết quả siêu âm cho thấy thận và đường tiết niệu của bé đã hết sỏi.

Lời khuyên của bác sĩ: Uống nhiều nước và ăn rau quả điều độ

Theo các bác sĩ, sỏi đường tiết niệu ở trẻ em là một bệnh lý lâm sàng quan trọng trong tiết niệu nhi, thường gặp nhất là sỏi thận, sau đó là sỏi niệu quản và sỏi bàng quang.

Sỏi tiết niệu gây tổn thương nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Do tỷ lệ bệnh tái phát cao nên bố mẹ cần chú ý theo dõi trẻ để phát hiện những tiềm ẩn bất thường về chuyển hóa ở trẻ.

Bé trai 2 tuổi đã bị sỏi đường tiết niệu, bác sĩ đưa ra lời khuyên đơn giản khiến ai cũng bất ngờ

Trong cuộc sống thường ngày, để phòng tránh sỏi đường tiết niệu ở trẻ, bạn nên cho bé uống nhiều nước lọc, tránh nước uống có ga, ăn nhiều rau quả tươi để tăng lượng axit citric, kiểm soát lượng đạm và đường ở trẻ. 

Bác sĩ nhắc nhở nếu trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân, đau lưng, sốt cao, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, đục ... thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám kịp thời, đồng thời cần kiểm tra kỹ lượng niệu qua đường tiết niệu. Khi phát hiện trẻ bị sỏi đường tiết niệu, bố mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị tương ứng.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp miệng cứng lòng mềm lời nói có thể khó nghe nhưng tấm lòng lại tốt