Bé hay cho tay, chân vào miệng có phải là đang đói không?
Tin liên quan
Chúng ta đều biết rằng khi trẻ còn nhỏ, ngoài ăn một số thức ăn đơn giản, trẻ sẽ được ăn thêm cháo, ngũ cốc. Nếu cha mẹ không kịp cho trẻ ăn, con sẽ mút tay, mút chân. Trẻ làm như vậy có phải là bé ham ăn hay không?
Nhiều phụ huynh cảm thấy bất ngờ vì thấy các em bé mút tay, mút chân một cách thích thú như thế. Đứa còn mút tay, mút chân như bú sữa. Nhìn thế này, nhiều người tưởng tượng ra đôi chân của em bé ngon đến mức nào.
Đứa trẻ cứ ăn tay, chân của mình như thể chúng là báu vật và không thể dừng lại được. Nếu bạn không thể cho đứa trẻ ăn no, bé sẽ cho tay, chân vào miệng gặm ngấu nghiến.
Vì sao trẻ thích mút chân tay?
Giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu có sự phát triển vượt trội về các giác quan, trong đó quan trọng nhất là xúc giác. Sự phát triển xúc giác thể hiện ra ngoài bằng việc bé có sự hứng thú với các ngón tay của mình.
Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ nhận thấy các bé cố gắng vươn tay lên, sau đó ngắm nghía, cuối cùng là đưa các ngón tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm... Khi thực hiện điều này bé tỏ ra rất thích thú và thỏa mãn. Nếu cha mẹ cố tình kéo tay ra khỏi miệng hoặc ngăn cản việc trẻ thích mút tay có thể khiến bé tức giận, khó chịu và thậm chí gào khóc.
Trẻ thích mút tay là biểu hiện trẻ bắt đầu có sự nhận thức và khám phá thế giới xung quanh. Thông qua hành động mút tay, trẻ có thể cảm nhận được chính bàn tay của mình. Trẻ 3 tháng tuổi thích mút tay thể hiện con đang có sự phát triển tốt trí lực của bé.
Đồng thời, đây còn là cách bé học tập, giai đoạn đầu đưa cả bàn tay vào miệng, sau đó hành động dần chuyên nghiệp hơn khi đưa 3-2 ngón tay, cuối cùng não bộ phát triển cao hơn khi bé chỉ đưa 1 ngón tay nào đó vào miệng. Khi trẻ đưa ngón tay cái chính xác vào miệng chứng tỏ trẻ có khả năng điều khiển cơ quan vận động và điều khiển cơ bắp theo ý muốn.
Trẻ thích mút chân tay, mẹ phải làm sao?
Đầu tiên, cha mẹ nên tìm hiểu xem tại sao trẻ thích mút chân tay? Trẻ mút chân, tay có phải là do thói quen hay do con đói. Cha mẹ nên tìm hiểu lý do tại sao bé làm như vậy. Nếu là thói quen thì bố mẹ nên phát hiện sớm và giải quyết càng sớm càng tốt, nếu con đói có thể cho con ăn. Ngoài ra, nếu trẻ mới tập ăn, có thể dùng tay để lấy bát đĩa, đồ ăn nhưng bố mẹ cần đảm bảo tay trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ ăn những thứ bẩn vào bụng, khiến trẻ bị hóc, rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ không đói, cha mẹ có thể chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Mẹ cần chuyển hướng sự chú ý của trẻ để con không ham mút chân, tay nữa. Đồng thời con sẽ không quan tâm đến chuyện mút chân, tay.
Khánh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất