Bé bao nhiêu tuổi thì có thể ăn cơm như người lớn?

Quỳnh Trang 2021-08-31 13:31
- Bé có thể ăn cơm như người lớn là một dấu mốc quan trọng được nhiều mẹ bỉm sữa mong đợi.

Bé có thể ăn cơm như người lớn là niềm mong mỏi của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại không biết rằng khi bé được bao nhiêu tuổi thì bố mẹ nên cho bé ăn chung với người lớn.

Trong quá trình ăn dặm, bé đã bắt đầu tiếp xúc dần với các loại thực phẩm khác nhau từ ngũ cốc đến thịt cá, rau, quả. Khi bé được 1 tuổi rưỡi, cơ thể bé dần đã thích nghi được với những thực phẩm người lớn thường ăn. Bố mẹ nên cho bé ăn chung với người lớn khi bé được 2 tuổi.

Bé bao nhiêu tuổi thì có thể ăn cơm như người lớn?

Trong quá trình ăn dặm, bé đã bắt đầu tiếp xúc dần với các loại thực phẩm khác nhau từ ngũ cốc đến thịt cá, rau, quả. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, bạn hãy đợi đến khi bé 3 tuổi, lúc đó, khả năng nhai, tiêu hóa và vị giác của bé đã phát triển tương đương với người lớn. Lúc này, bạn hãy cho bé ăn cơm chúng với bố mẹ. Việc để bé ăn cơm chung với người lớn quá sớm có thể gây gánh nặng cho quá trình hấp thụ của cơ thể và sức khỏe đường tiêu hóa của bé, lâu dần còn gây tổn hại đến nền tảng thể chất của bé. Khi cho bé ăn cùng, mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến cách nấu thức ăn. 

1. Thức ăn của bé cần được băm nhỏ

Bé còn nhỏ nên khả năng nhai, nuốt còn hạn chế. Việc để bé ăn các thực phẩm to, thô có thể khiến con bị hóc, nghẹn. Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên băm nhỏ thực phẩm, tránh thái thức ăn thành miếng lớn dải dài cho bé ăn. 

Bé bao nhiêu tuổi thì có thể ăn cơm như người lớn?

Bé còn nhỏ nên khả năng nhai, nuốt còn hạn chế. (Ảnh minh họa)

2. Việc nêm nếm thức ăn của bé nên nhạt hơn

Người lớn thích ăn mặn, ngọt và cho rằng thực phẩm có vị mặn, ngọt sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, khi nấu ăn chung với bé, mẹ nên nấu thực phẩm nhạt hơn một chút để không làm tăng gánh nặng lên gan, thận của trẻ. Việc ăn nhạt ngay từ bé sẽ tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ đến tận sau này.

3. Mẹ nên chế biến thức ăn mềm và dễ tiêu cho bé

Vì khả năng nhai và tiêu hóa của trẻ đang phát triển, mẹ nên chế biến thức ăn mềm và dễ tiêu cho con. Thức ăn cứng, khó tiêu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của bé. Đối với các thực phẩm cứng, mẹ nên xay nhỏ hoặc băm nhỏ, hầm như để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Khi bắt đầu cho con ăn cùng, bạn cũng nên chế biến đồ ăn có ít gia vị, giữ khẩu phần ăn nhạt. Bạn có thể chế biến thêm cá, trứng để tăng cường dinh dưỡng cho bé. 

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 thói quen xấu ngăn cản bạn tìm được người yêu