Anh xô ngã em bị bà nội trách mắng nhưng cách xử sự của mẹ mới là đúng đắn

Khánh Chi 2023-02-11 11:15
- Việc anh em trong nhà cãi nhau, tranh giành đồ chơi là vấn đề nhiều bậc phụ huynh gặp phải.

Kể từ khi có thể sinh con thứ hai, nhiều bậc phụ huynh thấy vui khi các con chơi với nhau, quấn quýt nhau. Nhưng họ cũng phải chịu áp lực khi cùng lúc phân xử, hòa giải khi các con có mâu thuẫn.

Ví dụ, trong gia đình Tiểu Vân, có con trai lớn 5 tuổi và con trai út 2 tuổi rưỡi. Có thể nói rằng Tiểu Vân sinh con khá dày. Con trai cả vừa mới biết nói thì con trai út đã chào đời. Vì các con sinh liền nhau, tuổi sàn sàn nhau nên các bé rất hay cãi cọ, tranh giành nhau. 

Anh xô ngã em bị bà nội trách mắng nhưng cách xử sự của mẹ mới là đúng đắn

Anh trai lớn hơn nên khôn ngoan hơn trong khi em trai còn nhỏ, chỉ biết quấn quýt anh trai. Đôi khi em trai gây rối, khiến anh trai bực mình, khó chịu. Hôm đó, 2 anh em trai tranh nhau khối rubik.

Anh trai bực mình đã xô ngã người em xuống đất. Em trai ngồi bệt xuống đất và khóc ăn vạ. Bà nội thấy vậy liền trách mắng anh trai không biết nhường em khiến anh trai cũng òa khóc. 

Anh xô ngã em bị bà nội trách mắng nhưng cách xử sự của mẹ mới là đúng đắn

Tuy nhiên, người mẹ đã có cách cư xử đúng đắn hơn. Thay vì trách móc anh trai, người mẹ quan tâm, hỏi han xem con cảm thấy thế nào, vì sao chuyện không hay lại xảy ra. Đúng như dự đoán, người anh trai lấy lại bình tĩnh, dựa sát vào người mẹ và kể rằng bé đang xoay rubik thì em trai đến tranh giành.

Anh xô ngã em bị bà nội trách mắng nhưng cách xử sự của mẹ mới là đúng đắn

Cuối cùng, cậu bé đã giận nên đẩy em trai xuống. Lúc này, người mẹ đã phân tích cho cả hai anh em hiểu rằng cả hai anh em đều làm sai. Em trai tranh đồ chơi của anh là sai. Trái lại, người anh đẩy em ngã cũng là sai. Hai anh em cần xin lỗi nhau và hứa sau này không cãi cọ nhau nữa. 

Làm thế nào khi các con thường gây lộn với nhau?

1. Phân tích hậu quả của việc các con thường xuyên gây lộn

Nếu trẻ bắt đầu ném đồ vật vào bạn bè, hãy đưa trẻ ra ngoài. Nói với trẻ rằng con chỉ được quay lại chơi với các bạn khi con không đánh bạn nữa.

2. Giữ bình tĩnh

Khi thấy con đánh nhau với những đứa trẻ khác, bạn đừng la mắng vì điều này chỉ làm cơn giận của con trở nên dữ dội hơn. Khi trẻ đang tức giận, bạn hãy giữ bình tĩnh và dạy cho con cách kiểm soát cơn tức giận của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách làm chủ cảm xúc của bản thân.

Anh xô ngã em bị bà nội trách mắng nhưng cách xử sự của mẹ mới là đúng đắn

3. Can thiệp ngay lập tức

Bạn hãy can thiệp ngay, không nên chờ đợi hoặc nghe trẻ hứa hẹn đến lần thứ 3 mới can thiệp. Lúc này, bạn đưa con đi nơi khác và nói rằng con chỉ được quay lại khi đã kiểm soát được cơn tức giận của mình.

4. Duy trì các biện pháp kỷ luật

Hãy đưa ra những biện pháp kỷ luật khi trẻ đánh nhau và duy trì điều đó dù bạn đang ở nơi công cộng. Biện pháp xử lý có thể là dẫn con về và không được chơi với mọi người nữa trừ khi con biết cách cư xử.

5. Dạy cho trẻ cách “hạ hỏa”

Việc dạy cho con cách giữ bình tĩnh và “hạ hỏa” khi tức giận rất quan trọng. Bạn hãy yêu cầu trẻ xin lỗi những bạn bị con đánh. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng những hành vi bạo lực là không tốt và sẽ gây tổn thương cho người khác.

Khánh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 sao Việt có nhan sắc cùng thần thái ngày càng 'lên hương' sau khi sinh