7 nguyên nhân phổ biến gây đau bụng mãn tính ở trẻ sơ sinh
Tin liên quan
Nguyên nhân đau bụng ở trẻ nhỏ
Thông thường, bé bị đau bụng sẽ giảm bớt và khỏi hẳn sau quá trình điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc thù, trẻ có thể bị đau bụng tái phát và kéo dài. Đây có thể là tình trạng rối loạn trong cơ thể cần sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý.
Đau bụng đơn thuần
Đau bụng mãn tính ở trẻ sơ sinh nhiều khi vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gốc rễ, nhưng bác sĩ nhi khoa cho biết đó là hệ quả của các cơn co thắt ở ruột, xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tháng tuổi.
Em bé bị đau khó chịu nên khóc quấy liên tục, thậm chí khó kiểm soát trong suốt nhiều giờ, nhiều ngày. Cơn đau co thắt ở bụng thường nghiêm trọng hơn vào buổi chiều tối. Mặc dù nguyên nhân mơ hồ nhưng may mắn tình trạng sẽ cải thiện khi trẻ lớn hơn.
Trẻ bị táo bón
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ nhỏ dễ bị đau bụng đó là tình trạng táo bón, nó xảy ra nhiều hơn khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Nếu phát hiện bé không bú trong khoảng 3 ngày và tỏ ra bứt rứt khó chịu khi đi đại tiện thì nên cân nhắc vấn đề táo bón.
Ngay cả khi bé có thể đi ngoài thì bạn cũng sẽ phát hiện phân rất khô, cứng và bé phải rặn mạnh rất khó khăn, thậm chí gây đau đớn. Mẹ nên cải thiện tình trạng này bắt đầu từ chế độ ăn uống khoa học cho trẻ.
Đau bụng do khí tích tụ
Trẻ sơ sinh bị đau bụng thường xuyên hơn nếu thức ăn đặc không hợp lý. Nhiều vi khuẩn kém phát triển bên trong đường tiêu hóa lâu ngày sẽ sinh ra khí tích tụ bên trong. Em bé có hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và đau căng tức ở bụng.
Mẹ nên giúp trẻ ợ hơi đúng cách để đẩy khí ra ngoài. Cho trẻ đứng thẳng và bạn dùng tay xoa nhẹ nhàng ở bụng, hoặc cho trẻ nằm sấp và xoa lưng cho bé để giải phóng khí qua ợ hơi. Nếu cần thiết, bạn có thể xin chỉ định toa thuốc từ bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ.
Trào ngược dạ dày
Vấn đề ở hệ tiêu hóa thường dẫn đến đau bụng mãn tính ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, nếu bạn phát hiện bé dễ bị nôn sau khi bú thì nên cẩn thận tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù đây là hiện tượng khá bình thường ở trẻ nhỏ lẫn người lớn nhưng nó gây khó chịu.
Van giữa thực quản và dạ dày bị trục trặc sẽ khiến axit dễ bị trào ngược lên cổ họng, gây kích ứng, ợ hơi nhiều và đau ở vị trí dạ dày. Trẻ sơ sinh sau 1 tuổi có thể giảm bớt tình trạng này, nhưng nếu em bé gặp trở ngại trong bú sữa hay ăn dặm thì nên thông báo với bác sĩ.
Trẻ bị cúm dạ dày
Trẻ sơ sinh cũng thường hay mắc phải tình trạng nôn ói, tiêu chảy sau khi bú sữa hoặc ăn dặm. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do cúm dạ dày ở trẻ nhỏ. Bé có thể kèm theo sốt, đau bụng, chán ăn.
Mẹ nên chú ý bổ sung nước để tránh bé bị mất nước do tiêu chảy và sốt. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn, sau đó bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp với trẻ sơ sinh.
Bệnh nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm cúm, cảm lạnh đều có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ. Chủ yếu là do dịch nhầy bị viêm từ đường hô hấp chảy xuống cổ họng, đi vào dạ dày gây kích ứng.
Trẻ có thể chủ động ho khạc hoặc nôn để làm sạch chất nhầy, đau bụng cũng sẽ giảm dần nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng hơn và không thuyên giảm triệu chứng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Trẻ bị dị ứng sữa hoặc thức ăn
Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với thực phẩm gây dị ứng cũng đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Mẹ nên chú ý vấn đề ăn uống và chọn sữa phù hợp với thể chất của bé. Nếu không chắc chắn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm.
Mẹ nên làm gì để ngăn ngừa đau bụng cho trẻ tốt hơn?
Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là vấn đề thường gặp, nếu không phải do bệnh nghiêm trọng thì không đáng ngại. Mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho bé để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Chú ý chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ với đa dạng các nhóm thực phẩm, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Khuyến khích bé uống nhiều nước và ghi chép lại những trường hợp trẻ bị dị ứng thực phẩm để tránh lần sau.
Tập cho trẻ thói quen vận động hợp lý để thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường hiệu quả tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về tiêu hóa gây đau bụng. Xoa bụng và lưng để hỗ trợ giảm sự khó chịu cho bé.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có biện pháp khắc phục và phòng ngừa tốt tình trạng đau bụng mãn tính ở trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Thiên Khuê (Theo Parent)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất