Những vụ đột tử khi đang đi đường do nắng nóng kỷ lục như ‘lò bát quái’ 46 năm qua
Tin liên quan
Người đàn ông ngồi gục bên gốc cây nhiều giờ chết nghi do nắng nóng
Vụ việc đau lòng trên xảy ra vào khoảng 15h chiều ngày 3/6 tại tuyến đường thôn Lễ Pháp, thị trấn Đông Anh. Lúc này nhiều người dân thấy một người đàn ông nằm gục bên gốc cây ven đường.
Tiến lại gần kiểm tra mọi người phát hiện nạn nhân đã tử vong nên liền thông báo cho lực lượng chức năng.
Qua nhận diện, nạn nhân khoảng 45 tuổi, không mang theo giấy tờ tùy thân, trên tay có hình xăm bốn con số 1972.
Phía chính quyền thị trấn Đông Anh đã thông tin trên hệ thống loa truyền thanh của 23 xã nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có người thân đến nhận dạng thi thể.
Theo bà Dung, nguyên nhân khiến người đàn ông tử vong có thể do nắng nóng.
"Tuy nhiên, để biết nguyên nhân chính xác phải chờ cơ quan chức năng làm rõ. Trong ngày hôm nay, nếu người thân không đến nhận thi thể, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục, đưa nạn nhân đi an táng", bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch UBND thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết.
Cụ bà 70 bất ngờ chóng mặt, tấp vào lề đường và gục xuống tử vong
Vào khoảng 10h ngày 5/6, cụ bà khoảng 70 tuổi điều khiển chiếc xe máy đi theo hướng Xã Đàn ra ngã tư Ô Chợ Dừa.
Tuy nhiên, khi cụ bà đi đến khu vực đoạn giữa phố Xã Đàn bỗng dưng có biểu hiện chóng mặt. Cụ đã tấp xe vào lề đường gục xuống.
Dù được người dân xung quanh khu vực nhanh chóng gọi xe cấp cứu kịp thời. Nhưng khi 115 có mặt tại hiện trường thì cụ bà đã tử vong.
Theo một số người dân cho biết, có thể bà cụ trên đường đi mua đá lạnh trở về nhưng do thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời tăng cao là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng.
Đến gần 11h trưa cùng ngày, lực lượng chức năng cùng gia đình đã đưa thi thể nạn nhân về nhà tang lễ BV Bạch Mai để khám nghiệm.
Làm gì khi bị sốc nhiệt?
Trả lời trên báo chí, theo BS Chính, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, dấu hiệu chính của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 40 độ C. Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ hơn liên quan tới nhiệt như chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt, và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể tấn công/biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như thấy da nóng và khô khi chạm vào, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, sẽ cảm thấy da ẩm ướt. Thậm chí có người còn cảm thấy khó chịu, bồn nôn, da ửng đỏ…
Theo BS Chính, nếu gặp một người bị sốc nhiệt cần gọi cấp cứu ngay lập tức, đồng thời làm mát cho nạn nhân trong thời gian đợi cấp cứu.
Nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách: Đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà; Cởi bỏ bớt quần áo cho nạn nhân; Phủ khăn mát hoặc xịt nước mát lên người để làm mát cơ thể… Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.
Sau khi hạ nhiệt tại nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu… trên cơ sở đó có phương pháp điều trị thích hợp tránh biến chứng.
Cũng theo BS Lương Quốc Chính, cách phòng sốc nhiệt tốt nhất là khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Nếu bạn phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt nên mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, và đội một chiếc mũ rộng vành; Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng; Uống nhiều nước để tránh mất nước, nói chung khuyến cáo mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, nước trái cây, hoặc nước rau...
Minh Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất