Hạt đậu phộng tắc trong đường thở bé gái 2 tuổi: Nội soi thành công
2014-08-18 10:58
- (Em đẹp) - Vừa qua, khoa Liên chuyên khoa bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện gắp phẫu thuật nội soi thành công hạt đậu phộng kẹt trong đường thở của một bé gái 2 tuổi.
Tin liên quan
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, bé P.T.N.H (sinh ngày 29/01/2013, tỉnh Đắc Lắc) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho sặc sau khi ăn đậu phộng. Bé được gia đình đưa đến nhập viện tại bệnh viện tỉnh Đắc Lắc, được thực hiện nội soi gắp dị vật tại bệnh viện tỉnh bằng phẫu thuật nội soi gây mê. Tuy nhiên sau 3giờ 30phút phẫu thuật gắp không thành công, chỉ lấy ra được 1 phần của hạt đậu phộng, bé được chuyển viện lên bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục có hướng điều trị.
Sau khi thực hiện các chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bé được chỉ định phẫu thuật nội soi gắp dị vật lại, cuộc phẫu thuật lần này đã gắp được hạt đậu phộng kẹt tại đường thở của bé. Hiện tại sau khi theo dõi vài ngày, tình trạng bé đã ổn định, thở dễ, không sốt, ăn ngủ chơi đùa bình thường.
Hình ảnh dị vật hạt đậu phộng được gắp khỏi đường thở của trẻ (Ảnh Bệnh viện Nhi đồng 2)
Được biết, dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.
Trước đó, bệnh viện cũng đã phẫu thuật thành công cho bé nam tên Đ.H.N sinh năm 2012, địa chỉ Phú Hoa, Phú Thuận, Bình Phước nhập viện ngày 26/7/2014 với lí do là khò khè. Tại đây, dựa vào bệnh sử và thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ bé bị dị vật đường thở. Bé được các bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng nội soi đường thở dưới gây mê, phát hiện dị vật nằm ở phế quản gốc (P), gắp ra đầu bút chì 0,3x1,5cm. Sau đó bé được chuyển về khoa Tai - Mũi - Họng để theo dõi.
Những lưu ý cho phụ huynh khi trẻ bị hóc dị vật Lưu ý để trẻ không bị hóc dị vật: -Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý. Cha mẹ nên cảnh giác, tránh để những đồ vật có kích thước nhỏ trong tầm với của trẻ. Cha mẹ cũng nên thận trọng khi chế biến, lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm dễ có nguy cơ khiến trẻ bị hóc thì tuyệt đối không để trẻ tự ý ăn mà cần phải có sự kiểm soát và chế biến hợp lý. -Một số thực phẩm điển hình mà trẻ dễ bị hóc: Nho, nho khô, nhãn; Các loại hạt (hạt điều, lạc rang, quả óc chó, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương...); Các loại thực phẩm như xúc xích, kẹo cứng, bỏng ngô, cá, lươn... -Khi chế biến đồ ăn cho con, cha mẹ nên cắt đồ ăn thật nhỏ, điều này hạn chế sự nguy hiểm đối với trẻ. Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có nguy cơ cao, những thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, lươn thì cha mẹ nên lưu ý chế biến thật cẩn thận. -Tuyệt đối không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn. -Những thức ăn có kích thước nhỏ, mềm sẽ an toàn hơn cho bé vì chúng không gây khó khăn cho cổ họng khi nuốt. Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn. -Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra. -Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. |
Thúy Hà
(Nguồn: BV Nhi đồng 2)
(Nguồn: BV Nhi đồng 2)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
'Bắt thóp' bản tính đàn ông qua tướng râu