7 phong tục mọi gia đình Việt nên thực hiện 30 Tết và ngày đầu năm mới để cả năm bình an, nhiều tài lộc

2017-01-26 19:00
- Tết Nguyên Đán đã đang cận kề. Tranh thủ những thời khắc cuối cùng của năm cũ và bước sang ngày đầu năm mới, mọi gia đình Việt nên thực hiện những phong tục tốt đẹp sau.

Đi thăm viếng mộ phần

Tháng Chạp mà cụ thể là những ngày cuối cùng của năm cũ, người Việt thường có phong tục cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp mộ phần của ông bà, tổ tiên và những người thân trong gia đình.

Hành động này thể hiện sự hiếu nghĩa, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và những người đã khuất. Chúng cũng được coi là một nét văn hóa đẹp để các con cháu trong gia đình mời những người đã khuất về ăn Tết

7 phong tục mọi gia đình Việt nên thực hiện 30 Tết và ngày đầu năm mới để cả năm bình an, nhiều tài lộc

Làm lễ cúng Tất Niên chiều 30 Tết

Vào buổi chiều cuối cùng của năm cũ, hầu như gia đình nào cũng sửa soạn, bày biện lễ cúng Tất Niên. Mâm cơm cúng này khá thịnh soạn và thường có những món ăn truyền thống để mời các vị thần linh, gia tiên về ăn Tết và chuẩn bị đón chào năm mới sắp sang.

Đặc biệt trong bữa cơm tất niên này, các thành viên cũng có mặt đông đủ nhất. Họ thường kể cho nhau nghe những câu chuyện vui trong năm mới cũng như những dự định trong năm mới này. Họ cũng động viên nhau phải biết vươn lên, nỗ lực. Đây là bữa cơm có bầu không khí đầm ấm và đoàn viên của mọi nhà.

Lễ cúng đón giao thừa

Khi đất trời chuyển giao giữa thời khắc năm cũ và năm mới là mọi gia đình Việt bắt đầu chuẩn bị lễ cúng đón giao thừa tại nhà.

Theo quan niệm của người xưa, lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch. Lễ cúng này nhằm bỏ hết những gì không tốt đẹp của năm cũ và đón năm mới sang. Trong lễ cúng này, các gia đình cũng cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng đến với năm mới.

7 phong tục mọi gia đình Việt nên thực hiện 30 Tết và ngày đầu năm mới để cả năm bình an, nhiều tài lộc

Theo phong tục, lễ cúng giao thừa được làm một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Sau khi cúng giao thừa xong, mọi nhà sẽ bắt đầu tiến hành lễ cúng khấn Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà).

Hái lộc đầu xuân

Đây là một nét đẹp truyền thống trong những thời khắc năm mới của mọi người Việt. Việc hái lộc đầu xuân thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết với ý nghĩa cầu may mắn, lộc lá cho gia chủ.

Chỉ cần một cành lộc rất nhỏ của các loại cây có sức sống mạnh mẽ như xanh, si, sung, đa được mang về nhà là đã có ý nghĩa tượng trưng cho sự sự sinh sôi nảy nở, may mắn, tài lộc cho cả gia quyến.

Hiện nay, tục hái lộc xuân vẫn còn nguyên nét giá trị tinh thần dù đã có nhiều biến tướng theo quan niệm của mỗi người.

7 phong tục mọi gia đình Việt nên thực hiện 30 Tết và ngày đầu năm mới để cả năm bình an, nhiều tài lộc

Xông đất đầu năm

Mỗi khi thời khắc giao thừa sang là báo hiệu một năm mới đã đến. Theo quan niệm của người Việt, người nào bước vào nhà đầu tiên chính là người xông đất cho gia chủ.

Nhiều người Việt quan niệm, người xông đất đầu năm rất quan trọng để quyết định cả năm may mắn. Bởi thế, họ thường chọn những người có vía lành, thành đạt, tính tình phóng khoáng để xông đất.

Chúc Tết và mừng tuổi năm mới

Tết đến là dịp để các gia đình, họ hàng, bạn bè đi thăm nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

Thực tế, vào sáng mùng 1 Tết, các con cháu trong gia đình sẽ tới chúc Tết, mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Họ cũng sẽ mang phong bao lì xì cho những đứa trẻ và người già trong gia đình. Tiền mừng tuổi bao nhiêu không quan trọng miễn là những đồng tiền mới và lời chúc chân thành.

Tục xuất hành ngày đầu năm

Theo quan niệm của người Việt, vào ngày đầu năm mới, chuyến khởi hành đầu tiên vào ngày mùng 1 Tết ra khỏi nhà có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì "Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt". Vì thế, nhiều gia đình thường cẩn thận chọn ngày giờ, hướng xuất hành cụ thể để có thể gặp được tài thần, hỉ thần, phúc thần...

Đi lễ chùa đầu năm

phong tục

Trong thời khắc đầu năm mới, mọi nhà nên dành chút thời gian đi lễ chùa. Việc đi lễ chùa đầu năm giúp các gia đình cầu xin một năm mới hạnh phúc. Ngoài ra, nhiều gia đình đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.

Xuân đến, đi lễ chùa là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người. Lễ vật đi chùa đều là những hoa hay quả bình dị. Chỉ cần thắp hương xong là có thể thụ lễ vật.

Thanh Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 cung hoàng đạo kiếm tiền nhiều nhưng tiêu tiền như nước, suốt ngày 'cạn ví'