Khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiên Khuê 2023-09-03 10:54
- Khô miệng khi mang thai là do đâu và làm sao nhận biết? Emdep sẽ giúp mẹ bầu sớm nhận biết để có cách điều trị hiệu quả nhé.

Khô miệng khi mang thai có bình thường không?

Khô miệng là triệu chứng xảy ra khi tuyến nước bọt tiết ra quá ít, hoặc thậm chí vì lý do nào đó mà không có nước bọt trong khoang miệng. Bà bầu bị khô miệng chủ yếu là do nội tiết tố bị thay đổi.

Khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khô miệng khi mang thai mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng một số trường hợp, nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro kèm theo như khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng chức năng răng miệng, làm chứng biếng ăn do nghén nghiêm trọng hơn…

Thông thường, khô miệng sẽ tự khỏi khi bạn bổ sung nước và ăn uống cân bằng lại. Song, nếu tình trạng này kéo dài, hoặc xuất hiện những triệu chứng khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

Triệu chứng khi mẹ bầu bị khô miệng 

Biểu hiện rõ ràng nhất khi bị khô miệng chính là cản trở việc nếm mùi vị và chức năng nhai nuốt của bạn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể căn cứ thêm những triệu chứng sau đây để xác định tình trạng này.

  • Hôi miệng
  • Khàn tiếng
  • Miệng và hàm bị đau, mỏi
  • Lưỡi khô, có màu trắng nhợt nhạt
  • Cảm giác khô, nóng rát hoặc dính trong miệng
  • Mũi cũng bị khô
  • Cảm thấy khó khăn khi nói

Khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây khô miệng khi mang thai là gì?

Ngoài vấn đề thay đổi nội tiết tố, một số yếu tố sau đây cũng có thể là nguyên nhân gây khô miệng ở bà bầu.

Cơ thể bạn bị mất nước

Uống đủ nước trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp ích cho sự phát triển của em bé, đồng thời duy trì sự ổn định cho cơ thể của người mẹ. Khi bạn bị nôn ói hay đổ nhiều mồ hôi, lại thêm ít uống nước thì sẽ dễ bị tình trạng mất nước, giảm chất điện giải.

Không chỉ bị khô miệng, mẹ bầu còn kèm theo những biểu hiện khác như mệt mỏi, khát liên tục, chóng mặt, nước tiểu màu vàng đậm… Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ trong suốt thai kỳ nhé.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin… có thể làm cơ thể giảm tiết nước bọt. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra khô miệng khi mang thai

Khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó mà có hiện tượng khô miệng bất thường, hãy thông báo với bác sĩ của bạn để được chỉ định liệu pháp khắc phục. Chú ý không tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng các bài thuốc do truyền miệng.

Nôn nghén nặng

Trong giai đoạn bị nghén, nếu mẹ bầu nôn ói quá nhiều mà không có biện pháp khắc phục, bổ sung nước đúng cách sẽ dễ gây khô miệng hơn. Bạn có thể tìm hiểu những mẹo giảm nôn nghén để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Thở bằng miệng quá lâu

Khô miệng cũng có thể do kích thước của thai nhi chèn ép bên trong gây khó thở, hoặc do bạn bị viêm mũi khi mang thai mà phải thở bằng miệng nhiều. Mẹ bầu nên thử nhiều tư thế nằm để cảm thấy dễ thở hơn vào ban đêm.

Ngoài ra, nếu bạn bị viêm mũi, viêm họng, cảm sốt… cũng nên tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dùng tinh dầu thông mũi hoặc bổ sung một số thức uống thảo mộc để giảm nhẹ sự khó chịu bên trong mũi họng.

Khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điều trị khô miệng trong thai kỳ như thế nào?

Căn cứ vào nguyên nhân cụ thể mà bạn có phương pháp khắc phục chứng khô miệng cho phù hợp. Bên cạnh đó, một số mẹo nhỏ sau đây cũng giúp kích thích tuyến nước bọt, giảm vấn đề miệng có mùi hôi và bị khô nứt.

  • Thường xuyên uống nước với một lượng nhỏ giúp làm ẩm bên trong khoang miệng
  • Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo làm thông mũi họng
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi cần thiết
  • Hạn chế các thực phẩm cay mặn, chất kích thích
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng dành riêng cho trường hợp khô miệng

Nếu tình trạng khô miệng ngày càng tăng, kèm theo khó nói, khó nhai nuốt, tưa miệng, ngưng thở khi ngủ… thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về chứng khô miệng khi mang thai, có cách cải thiện tình trạng và phòng ngừa hiệu quả.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Khoảnh khắc phóng viên VTV khó đứng vững trước gió mạnh của bão Noru, khán giả thót tim