Đa ối khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, rủi ro và cách điều trị

Thiên Khuê 2024-01-02 15:15
- Đa ối khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé? Cùng Emdep tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý an toàn nhé.

Đa ối là gì?

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, nó như một tấm đệm nâng đỡ em bé bên trong tử cung. Ngoài ra, tác dụng của nước ối còn giúp ích cho sự phát triển cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa của thai nhi.

Nếu lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều đều có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé cưng trong bụng. Hiện tượng nước ối tích tụ quá nhiều xung quanh thai nhi gọi là đa ối khi mang thai.

Đa ối khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, rủi ro và cách điều trị

Người mẹ khỏe mạnh bình thường trung bình sẽ có lượng nước ối nằm ở mức từ 500 đến 1000ml. Một khi kiểm tra vượt qua mức này, bạn nên xem xét các vấn đề sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ sản khoa.

Nguyên nhân gây đa ối có thể liên quan đến bệnh tật

Mặc dù đa số trường hợp vẫn chưa thể xác định chính xác tại sao nước ối lại tăng lên bất thường. Tuy nhiên, theo điều tra lâm sàng cho thấy, bà bầu bị đa ối có thể liên quan đến một số chứng bệnh điển hình.

Tiểu đường thai kỳ

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ nếu mắc bệnh tiểu đường trước hoặc trong khi mang thai sẽ càng có nguy cơ bị đa ối. Vì vậy, mẹ nên tầm soát bệnh tiểu đường ngay khi có dự định sinh con để hạn chế những nguy cơ trong thai kỳ.

Hội chứng song sinh

Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp, khi mà cặp song sinh có chung nhau thai. Hiện tượng này khiến cho thai nhi đóng vai trò “gửi máu” sẽ có nước ối ít hơn, trong khi thai nhi “nhận máu” lại dễ bị đa ối.

Đa ối khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, rủi ro và cách điều trị

Dị tật bẩm sinh

Em bé trong bụng mẹ có thể mang theo các dị tật bẩm sinh, điển hình như phù thai, vấn đề tim mạch và teo tá tràng… cũng có thể gây tích tụ nước ối quá nhiều. Mẹ nên kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ để sớm phát hiện dị tật ở thai nhi.

Nguyên nhân khác

Một số phụ nữ mang thai có thể bị đa ối khi bị thiếu máu, nhiễm virus, mắc bệnh về tim và thận… Để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên có chế độ sinh hoạt điều độ để đủ dinh dưỡng và điều trị bệnh sớm nếu có.

Triệu chứng và những rủi ro của đa ối trong thai kỳ

Đa ối khi mang thai khiến cho tử cung và một số cơ quan lân cận chịu áp lực lớn hơn. Tình trạng này có thể gây triệu chứng hụt hơi, đau dạ dày, táo bón, sưng âm hộ lẫn thành bụng và chi dưới, các cơn đau co thắt, tử cung to, thai nhi lệch vị trí…

Đa ối có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Tuy nhiên, nhìn chung nó có thể làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm, nhau bong non, thai chết lưu, sinh non, thai to, tiền sản giật nghiêm trọng, chảy máu nhiều sau khi sinh…

Đa ối khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, rủi ro và cách điều trị

Điều trị đa ối khi mang thai như thế nào?

Mẹ bầu nên sớm đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường và nghi ngờ là đa ối gây ra. Chẩn đoán sớm giúp việc điều trị dễ dàng hơn, ngăn ngừa được những biến chứng nặng nề cho mẹ và em bé.

Mặc dù đa số trường hợp đa ối không cần can thiệp y tế quá nhiều. Nhưng cũng có một số mẹ bầu bị đa ối nặng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để xử lý, giảm triệu chứng và đảm bảo an toàn. 

Bác sĩ có thể kê toa thuốc, thậm chí bạn có thể được đề nghị sinh mổ để lấy con trong trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm. Có thể thấy, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn trong giai đoạn mang thai để theo dõi sức khỏe của mình.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về đa ối khi mang thai, giúp mẹ bầu kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe của bản thân và em bé.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Quiet quitting: Bạn có đang ‘làm việc cầm chừng’?