Cục máu đông ở nhau thai: Nguyên nhân và quy trình điều trị
Tin liên quan
Đông máu nhau thai là gì?
Nhau thai là một phần đặc biệt và vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Nó là môi trường giúp nuôi dưỡng và bảo vệ bé cưng của bạn ngay trong bụng mẹ. Bất thường ở nhau thai có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Cục máu đông ở nhau thai là hiện tượng máu bị “đặc” lại, hình thành các cục hay khối có kích cỡ khác nhau. Mặc dù đông máu là cơ chế sinh lý tự nhiên có tác dụng cầm máu, chữa lành vết thương nhưng nó lại có hại cho thai nhi.
Các khối máu đông có thể gây tắc nghẽn, làm cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến cho thai nhi, đồng thời cũng gây trở ngại cho việc tống khứ chất thải ra ngoài. Vì vậy, mẹ bầu cần sớm kiểm tra để phát hiện vấn đề đông máu trong nhau thai để xử lý.
Các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cục máu đông ở nhau thai
Nhau bong non
Nhau bong non là tình trạng có thể gây ra cục máu đông. Hiện tượng bong nhau thai có thể là tách một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi tử cung. Và nếu nó bị tích tụ lại bên trong sẽ càng dễ có nguy cơ hình thành các khối máu đông lại.
Rối loạn đông máu trong thai kỳ
Một số phụ nữ mang thai có thể mắc chứng rối loạn đông máu hoặc tăng đông máu. Dạng hình thành cục máu đông này thường là di truyền, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất thấp nhưng nguy cơ sảy thai rất cao.
Bác sĩ sản khoa cho biết: Một số trường hợp rối loạn đông máu thường gây sảy thai rất sớm, thậm chí là không kéo dài hơn 8 - 9 tuần sau khi thụ thai. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện nguyên nhân, mẹ bầu sẽ được kê toa thuốc để trị liệu.
Tiểu đường và tiền sản giật
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thậm chí bạn có thể mắc bệnh này từ trước nếu không kiểm tra để điều trị. Ngoài ra, tiền sản giật cũng là yếu tố làm tăng cục máu đông ở nhau thai.
Nhiễm trùng, tắc mạch hoặc ung thư
Mẹ bầu nếu trước khi chuẩn bị mang thai mà bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc mạch huyết khối, nhiễm trùng hay u ác tính đều làm tăng nguy cơ đông máu ở nhau thai. Do đó, bạn nên củng cố sức khỏe hằng ngày và khám tổng quát trước khi muốn có con.
Thiếu vận động khi mang thai
Bà bầu thường được khuyến cáo chú ý trong mọi sinh hoạt hằng ngày, nhưng cũng vì vậy mà nhiều người không dám vận động. Điều này ngược lại có thể gây tác dụng phụ vì thiếu hoạt động thể chất.
Phụ nữ mang thai không có chế độ thể dục phù hợp không những khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng nặng chứng phù nề, tiêu hóa và hấp thu kém… Ngoài ra, bạn còn dễ bị hình thành cục máu đông hơn vì tuần máu không được lưu thông.
Quy trình điều trị đông máu nhau thai như thế nào?
Khi bác sĩ đã xác định bạn có các khối máu đông ở nhau thai, tùy từng nguyên nhân tiềm ẩn mà có liệu trình điều trị khác nhau. Ví dụ nhau bong non, bạn có thể được đề nghị sinh mổ vì nếu nghiêm trọng sẽ làm thai nhi thiếu oxy và máu, gây chết lưu hoặc sảy thai.
Các trường hợp khác, thông thường bác sĩ sẽ tập trung trị liệu bệnh đang mắc phải cho mẹ bầu. Tình huống không quá nặng thì bạn cần nhập viện theo dõi, uống thuốc theo toa và phải kiểm tra sức khỏe của em bé sát sao hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cần có ý thức chủ động ngăn ngừa đông máu và bệnh tật trước khi chuẩn bị có con. Thực hiện lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, vận động thể chất phù hợp, giữ vệ sinh trước, trong và sau khi sinh hoạt vợ ch
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp phòng ngừa và sớm phát hiện cục máu đông ở nhau thai, đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh cho bản thân và em bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất