Trời hết giá buốt lại đến nắng hanh, mẹ hãy thủ ngay nắm quả này trong nhà, đảm bảo bé chẳng bao giờ bị cảm cúm
Tin liên quan
Thời tiết thay đổi, trở lạnh đột ngột khiến bệnh cảm cúm bùng phát, trẻ em chính là những đối tượng dễ bị căn bệnh này tấn công. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
Chị Hoài Thương, một bà mẹ ở Hà Nội có con đang điều trị bệnh cúm tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TW cho biết: “Mỗi khi con bị cảm cúm, mình khá lơ là từ đầu, vì cho rằng con sẽ chỉ cần một vài loại thuốc rồi tự khỏi. Thế nhưng không ngờ, bệnh của con lại kéo dài dai dẳng, khiến con phải nằm viện hơn 1 tuần. Mình thấy rất thương con khi bé mệt mỏi, xuống cân, chậm phát triển”.
Chính vì vậy, việc biện pháp phòng tránh cảm cúm cho trẻ tại gia đình trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như vậy là vô cùng quan trọng. Hiện nay, tuy sống ở thành phố, nhưng nhiều bà mẹ vẫn ưa chuộng các biện pháp phòng và chữa bệnh theo phương pháp dân gian. Như gia đình chị Minh Thư, ở Hoàng Mai, Hà Nội, lúc nào “thủ sẵn” một túi bồ kết khô trong tủ bếp.
Chị Thư luôn "thủ" trong nhà một túi bồ kết để phòng bệnh cúm cho cả gia đình.
Chị Thư chia sẻ: “Từ khi còn nhỏ, bản thân mình đã được ông bà, bố mẹ chỉ cho cách nướng bồ kết để xông nhà, giúp diệt trừ những vi khuẩn có thể gây cảm cúm, thủy đậu… Ngày xưa không có thuốc thang nhiều như bây giờ nên những cách dân gian truyền miệng được áp dụng và bản thân mình thấy rất hiệu quả. Nên bây giờ, khi sống ở Hà Nội, mình vẫn áp dụng cho cả gia đình, cảm thấy rất hiệu quả với các con”.
Theo chia sẻ của chị Thư, chị thường sử dụng 3 – 10 quả bồ kết (tùy diện tích phòng cần xông) đốt vào một cái thau đặt ở góc phòng cho khói xông lên thoang thoảng. Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sẽ giúp mũi thông thoáng, dễ thở.
Theo Đông y, quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc,vào kinh phế, đại tràng, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi, dùng làm thuốc tiêu đờm, thông đại tiện, sát trùng… Việc đốt bồ kết để xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm là cách làm được lưu truyền từ nhiều đời nay.
BS Đông Y Trần Quốc Hùng cho biết: “Phương pháp đốt bồ kết xông khói âm ỉ, liên tục, giúp saponin và các hợp chất khác thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh.
Khói bồ kết giúp chống suy giảm hô hấp, thở khó, đây là dấu hiệu bệnh lý trầm trọng nhất của căn bệnh viêm phổi cấp tính do vi-rus. Các nhóm flavonozid có trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết... “.
Có thể áp dụng xông nhà bằng bồ kết 1 lần/tuần để dễ thở, phòng cảm cúm.
Bồ kết có nhiều công năng tuyệt vời nhưng nó cũng có tính độc nên các bác sĩ đông y khuyến cáo không nên quá lạm dụng, nhất là với phụ nữ có thai. Ngoài ra, nhiều người cho rằng xông nhà bằng bồ kết rồi thì virus, vi khuẩn sẽ chết hết, yên tâm không phải đề phòng gì nữa là sai.
BS Hùng đưa ra lời khuyên: “Trẻ dễ bị tấn công bởi bất cứ nhiễm trùng hoặc vi rút nào nếu không được chăm sóc kĩ càng. Ngoài cảm lạnh, trẻ cũng rất dễ bị mắc cúm do các virus cúm gây nên. Vì thế, các bà mẹ cần tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung nhiều vitamin C cho bé để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần tránh cho bé đến chỗ đông người, tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh”.
Châu Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất