Trẻ có những biểu hiện này khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh tật

Thiên Khuê 2019-07-22 05:55
- Ngủ đủ chất và lượng là yếu tố then chốt giúp trẻ sinh trưởng phát triển tốt. Nếu phát hiện bé nhà bạn có những biểu hiện không yên tĩnh khi ngủ, hãy cẩn thận có thể đây là dấu hiệu bệnh tật.   

Trẻ ngáy khi ngủ

Ngáy không những là hiện tượng chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Thông thường, khi trẻ đã rơi vào trạng thái ngủ say, đặc biệt là tư thế nằm ngửa càng dễ xuất hiện tiếng ngáy liên tục, thậm chí trẻ còn há miệng để hô hấp do tình trạng ngáy gây cản trở cho đường thở.

Trẻ có những biểu hiện này khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh tật

Khi trẻ có tật ngáy ngủ, bố mẹ nên cân nhắc những vấn đề trẻ có thể mắc phải, chẳng hạn như phì đại VA (VA còn gọi là adenoids, đây là các phần của mô mềm được tìm thấy ở mặt sau của khoang mũi), viêm amidan đều gây ảnh hưởng hô hấp. Bố mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện khám, khi cần thiết, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm phẫu thuật.

Trẻ dễ gặp ác mộng hoặc giật mình trong đêm

Không ít người trong quá trình chăm sóc con cái đều từng phát hiện một hiện tượng: Sau khi trẻ đã ngủ thì đột nhiên ngồi bật dậy, hai mắt mở to, biểu hiện hoảng hốt bất an và thở gấp, đồng thời trẻ còn khóc quấy không ngừng. Lúc này, ý thức của trẻ vẫn không rõ ràng, khoảng sau 20 phút mới giảm bớt và hiện tượng này gọi là chứng giật mình ban đêm.

Nếu trẻ giật mình tỉnh giấc là do gặp ác mộng thì thường sẽ có sắc mặt trắng nhợt, nhịp tim nhanh. Tình trạng này cũng sẽ khiến trẻ tỏ ra sợ hãi và khóc nhiều, khó dỗ lại giấc ngủ. Bất kể là trường hợp nào thì đều không thuộc về bệnh tật mà có thể do não bộ chưa phát triển hoàn thiện gây ra.

Trẻ có những biểu hiện này khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh tật

Điều mà bố mẹ nên lưu ý chính là nếu trẻ gặp ác mộng hoặc chứng giật mình ban đêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ cũng như tâm lý của trẻ. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để loại trừ nguy cơ dị thường ở não. Nếu không vấn đề, ban ngày bố mẹ cũng không nên cho trẻ bị kích thích quá mạnh hoặc chơi đùa nhiều gây ra mệt mỏi.

Trẻ khóc quấy không ngừng

Hiện tượng khóc quấy ngay cả trong giấc ngủ còn thường kèm theo các biểu hiện như trẻ liên tục ngọ nguậy đầu, dùng tay nắm lấy lỗ tai, đôi khi còn bị sốt. Nếu tình trạng này thường xuyên và kéo dài, bố mẹ nên thận trọng vì có thể đây là tín hiệu trẻ mắc các bệnh như viêm tai ngoài, rôm sảy, viêm tai giữa v.v…

Nếu là vấn đề ngoài da khiến trẻ khó chịu và không ngủ yên thì bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tại nhà. Nhưng nếu là bệnh tật về tai, đầu tiên bạn nên quan sát tỉ mỉ xem tai của trẻ có bị sưng đỏ hay không, nếu có thì phải sớm đưa trẻ đến khoa tai mũi họng để khám và điều trị.

Trẻ có những biểu hiện này khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh tật

Trẻ trở mình liên tục khi ngủ

Nếu bạn phát hiện trong lúc ngủ, trẻ thường lật qua lật lại, còn kèm theo thở khó khăn, miệnng có mùi hôi, bụng có cảm giác căng tức, khô miệng, môi phát đỏ, lưỡi dày và vàng, đại tiện khô cứng v.v… thì cẩn thận vấn đề về đường tiêu hóa, điển hình như viêm dạ dày, viêm đường ruột.

Do kết cấu các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, cộng thêm nếu chế độ ăn uống không khoa học và phù hợp sẽ càng tăng nguy cơ trẻ bị bệnh về tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không yên giấc.

Trẻ kéo áo, đạp chăn khi ngủ

Trong giấc ngủ, trẻ có biểu hiện như dùng tay kéo áo hoặc chân đạp chăn liên tục, đôi khi còn kèm theo tình trạng môi và xương hai bên gò má bị ửng đỏ, miệng khô, thích uống nước lạnh, lòng bàn tay và chân phát sốt v.v… Đây là tín hiệu phổi bị nhiệt (thuộc về âm hư).

Trẻ có những biểu hiện này khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh tật

Hơn phân nửa số trẻ bị vấn đề này thường mắc các bệnh về đường hô hấp, như cảm mạo, viêm phổi, phổi kết hạch. Bố mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ cào gãi mông và hậu môn khi ngủ

Đây cũng là biểu hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi bạn phát hiện trẻ cứ dùng tay cào gãi ở các vị trí như mông, hậu môn thì nguy cơ cao chính là trẻ bị ký sinh trùng, điển hình nhất là nhiễm giun sán.

Bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể, xác định chính xác loại ký sinh trùng mà trẻ mắc phải để có chỉ định thuốc phù hợp với gốc bệnh cũng như độ tuổi của trẻ.

Thiên Khuê

Nguồn: Baby, Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những câu chuyện trải nghiệm thập tử có thật trên thế giới