Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?
Tin liên quan
1. Tiền sản giật là gì?
Theo WebMD, tiền sản giật từng được gọi là nhiễm độc máu, dùng để chỉ tình trạng thai phụ có huyết áp cao, protein trong nước tiểu và sưng phù chân tay.
Tiền sản giật xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ mang bầu, thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Thế nhưng cũng có những trường hợp xảy ra sớm hoặc sau khi sinh.
Nghiêm trọng hơn, hội chứng bệnh lý này có thể dẫn đến sản giật, hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, theo các bác sĩ thì sản giật chỉ là một biến chứng hiếm gặp mà thôi.
2. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật:
Thông tin trên Healthline, các chuyên gia chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật, nhưng một số yếu tố dưới đây đang được đặt trong diện nghi vấn:
- Yếu tố di truyền;
- Vấn đề mạch máu;
- Rối loạn tự miễn dịch.
Ngoài ra dưới đây là những yếu tố rủi ro làm gia tăng tỉ lệ bị tiền sản giật:
- Mẹ bầu mang đa thai
- Mẹ bầu ở tuổi thiếu niên hoặc trên 35 tuổi;
- Mẹ béo phì;
- Mẹ có tiền sử huyết áp cao;
- Mẹ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường;
- Mẹ có tiền sử bị rối loạn thận.
3. Các biện pháp phòng tránh tiền sản giật:
1. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
2. Ngăn ngừa mất nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
3. Ngủ đủ giấc
4. Khám thai định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ
5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
6. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
7. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm, chẳng hạn cơ thể giữ nước (phù), huyết áp cao và thừa protein trong nước tiểu.
8. Vitamin D, nên ở ngoài trời ít nhất 20 phút để cơ thể duy trì được hàm lượng vitamin D cần thiết.
9. Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…
Theo Phunutoday
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất