Tác hại khôn lường khi mẹ bầu ăn mặn và tips bổ sung muối hợp lý
Tin liên quan
Tâm lý mọi người đều thích món ăn phải đậm đà, tuy nhiên việc ăn mặn, ăn quá nhiều muối lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Đặc biệt đối với mẹ bầu, nguy cơ này lại càng cao hơn. Mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau đây để biết cách bổ sung muối vừa phải, hợp lý, tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con
Tại sao cơ thể chúng ta cần muối?
Natri là một nguyên tố hóa học, đóng vai trò điều chỉnh lượng chất lỏng, nhiệt độ và độ pH trong cơ thể của bạn. Natri có trong nhiều loại thực phẩm và cùng với clo tạo nên muối ăn hàng ngày của chúng ta. Khi cơ thể không đủ natri sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ, hệ thần kinh và các cơ quan chức năng khác. Như vậy, rõ ràng chúng ta rất cần natri, nhưng chỉ cần lượng vừa đủ và hợp lý. Nếu quá nhiều, nó lại gây ra những nguy hiểm mà ta không lường trước được.
Khi mang thai, lưu lượng máu và các chất lỏng khác tăng lên - và natri giữ vai trò làm cân bằng mọi thứ. Đặc biệt, i-ốt có trong muối được chứng minh là thành phần quan trọng giúp hệ thần kinh thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thiếu i-ốt dẫn đến nguy cơ thai chết lưu, sẩy thai hoặc các dị tật liên quan đến thần kinh khác.
Bổ sung lượng muối bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Hoa Kỳ, mỗi ngày chỉ nên bổ sung 1 thìa muối, tương đương với khoảng 6gr muối hoặc 2400mg natri. Lượng muối này cũng áp dụng tương tự cho bà mẹ mang thai, ngoại trừ những người bị bệnh cao huyết áp sẽ có chế độ bổ sung muối riêng. Natri có rất nhiều ở trong những thực phẩm chế biến sẵn, vì vậy việc hấp thu quá nhiều muối là điều không tránh khỏi. Theo nghiên cứu, hầu hết những phụ nữ ở Mỹ đều tiêu thụ nhiều hơn 7gr muối mỗi ngày, đàn ông tiêu thụ nhiều hơn lên tới 10gr muối mỗi ngày. Đáng ngại là ở Việt Nam, khẩu vị và thói quen ăn mặn thậm chí còn nặng nề hơn khiến lượng muối nạp vào cơ thể thường ở mức dư thừa.
Ăn nhiều muối có hại như thế nào?
Kể cả khi không mang thai, bạn cũng sẽ nhận ra ngay những tác dụng phụ khi ăn muối quá nhiều. Giả sử bạn ăn nhiều muối liên tiếp trong 2 ngày. Ngay sau đó mặt, tay, chân bạn đều sẽ phù nề lên do cơ thể đang phải giữ nước để thải lượng natri thừa ra càng nhanh càng tốt. Hiện tượng phù này cũng khá phổ biến đối với bà mẹ mang thai. Bên cạnh chứng phù nề, ăn quá nhiều muối cũng gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng khác. Ví dụ chế độ ăn nhiều muối thường xuyên làm tăng nguy cơ cao huyết áp vì cơ thể phải hoạt động tối đa nhằm tích nước thải muối thừa. Cao huyết áp liên quan nhiều đến nguy cơ đột quỵ, đau tim, suy giảm chức năng gan, ung thư dạ dày và chứng loãng xương.
Các thực phẩm chứa nhiều muối mà bạn không biết
Đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, cháo súp đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng muối cực cao. Ngoài ra còn một số thực phẩm khác sẽ khiến mẹ bầu bất ngờ vì lượng muối cao ngất ngưởng.
Bánh mì: Một lát bánh mỳ trắng có gần 150mg natri. Nghe có vẻ không nhiều nhưng chẳng mấy khi chúng ta ăn mỗi một lát bánh mỳ. Ít nhất cũng sẽ ăn 4 lát. Bạn thử nhân lên xem lượng natri có nhiều không nhé.
Gia vị: Gia vị chúng ta sử dụng hàng ngày trong nấu nướng ảnh hưởng rất lớn đến natri sẽ hấp thu vào cơ thể. Một thìa nước sốt cà chua có chứa 154mg natri, một thìa nước sốt thịt nướng chứa 175mg natri, một thìa hạt nêm chứa 164mg natri và một thìa nước mắm chứa tới 1.005mg natri. Vì vậy mọi người, nhất là mẹ bầu cần cân nhắc lượng gia vị nêm nếm cho mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Ngũ cốc: Ngũ cốc tưởng chừng như khá an toàn nhưng cũng chứa lượng muối cao mà mẹ bầu không biết, thậm chí ngũ cốc yến mạch – một trong những loại ngũ cốc được coi là lành tính cũng nằm trong danh sách này. Ngoài ra, ngũ cốc cũng chứa nhiều đường, dễ gây tăng cân nên mẹ bầu hạn chế ăn ngũ cốc chế biến sẵn nhé.
Uống nước ngọt: Đừng nghĩ trong nước ngọt không có muối, thực tế các loại nước uống đóng chai, nước uống tăng lực, nước uống có gas trên thị trường đều chứa nhiều muối. Ví dụ nước tăng lực chứa 180mg natri, nước uống có ga chứa 240mg natri.
Nguồn bổ sung muối an toàn?
Muối có hầu hết trong các loại thực phẩm. Mẹ bầu có thể chọn bổ sung muối từ các thực phẩm như rau củ, sữa, trứng, sữa chua không đường, cá, thịt gà, hoa quả, các loại hạt không muối. Thêm nữa, hãy tự nấu nướng, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn để có thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹo giảm lượng muối ăn hàng ngày
Tự nấu ăn. Khi tự nấu ăn, bạn sẽ kiểm soát được lượng muối cho vào thức ăn. Tự nấu các món tươi ngon với thực phẩm sạch sẽ giúp bạn cắt giảm đáng kể lượng muối so với việc ăn nhà hàng hoặc mua đồ chế biến sẵn.
Lựa chọn loại muối phù hợp. Lựa chọn loại muối chứa nhiều i-ốt thay vì muối biển vừa giúp bạn giảm lượng muối hấp thu lại vừa đảm bảo cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể.
Ăn vặt bằng thực phẩm tươi ngon. Luôn ưu tiên các loại thực phẩm tươi như hoa quả, rau xanh, sữa chua nguyên chất nếu muốn ăn vặt thay vì các loại bánh ngọt, cookies, khoai tây chiên, bim bim…
Đọc kỹ nhãn mác. Đọc kỹ nhãn mác trên các sản phẩm mình mua. Nếu thực phẩm đó chứa quá nhiều muối, không nên ăn hoặc hạn chế tối đa.
Việt Hà – Nguồn: WTE
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất