Phải làm gì khi con nói bậy?

Trang Minh 2016-08-08 13:21
- Thi thoảng các bậc phụ huynh vẫn nghe con mình nói bậy chửi tục với mọi người xung quanh, thậm chí ở trường học. Nếu bạn gặp trường hợp này thì bạn sẽ làm gì?

Việc sử dụng ngôn ngữ không trong sáng, thiếu tôn trọng người khác được xem là hành động không thể chấp nhận được ở tất cả mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi phát hiện con nói bậy, bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế tối đa việc này.

Làm gì khi con nói bậy

Nguyên nhân khiến trẻ nói bậy

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân hình thành thói quen nói bậy cho trẻ, nhất là ở độ tuổi tập nói từ 1 đến 3 tuổi và lớn hơn từ 4 đến 7 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu tác động chính đến cách sử dụng từ ngữ hằng ngày của trẻ ở giai đoạn này và lớn lên:

- Do môi trường tác động: Một gia đình có nhiều thành viên lớn nói bậy, dùng những từ ngữ không trong sáng là nơi tiềm ẩn những ảnh hưởng xấu đến việc dùng từ ở trẻ. Nếu bố mẹ, ông bà hay những người thân thiết thường xuyên tiếp xúc dùng các từ bậy thì trẻ cũng bắt chước theo.

- Do trẻ không được giáo dục nghiêm khắc, sửa lỗi từ bé: Nếu trẻ nói bậy từ nhỏ mà phụ huynh không giải thích, xử lý ngay thì lớn lên, trẻ sẽ có thói quen hằng ngày mà rất khó bỏ. Trẻ nói bậy nhưng người lớn lờ đi hoặc nói cho qua chuyện thì rất khó uốn nắn về sau.

- Do tâm lý muốn bằng bạn, bằng bè: Trẻ nhỏ không thích thua kém bạn bè và cực kỳ hiếu động. Khi thấy bạn ở trường nói bậy thì cũng dùng từ tương tự. Tâm lý này thường thấy ở trẻ đã đến trường.

Làm gì khi con nói bậy

- Do tiếp thu từ phim ảnh, mạng internet, các thiết bị công nghệ: Trẻ dùng điện thoại, xem ti vi nhiều trong ngày. Nhất là các chương trình sử dụng từ lóng, từ bậy thì trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng rất nhanh. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị kỹ thuật số. Nếu trẻ dùng thì nên quản lý, kiểm soát các chương trình, trò chơi trẻ xem để điều chỉnh ngay.

- Do tâm lý bắt chước khi lên 3: Độ tuổi này trẻ đang tập nói nên rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ, tò mò. Môi trường xung quanh nhiều người thường nói tục, chửi bậy thì rất khó để trẻ tránh được việc nói bậy.

- Do trẻ bị phớt lờ trong một vài trường hợp: Với những gia đình trẻ ít được quan tâm trò chuyện cũng dẫn đến trẻ hay nói bậy để gây sự chú ý và tìm người chơi cùng. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý dành thời gian nói chuyện, chơi cùng con để trẻ tránh được cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Biện pháp xử lý khi trẻ từng nói bậy

Nếu con bạn đã có thói quen nói bậy, dù chỉ là lần đầu, bạn không nên xem đó là chuyện bình thường. Bởi nói bậy không chỉ là cách sử dụng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, nhân cách và cách sống của trẻ.

Làm gì khi con nói bậy

Một đứa trẻ có giáo dục, ngoan ngoãn không bao giờ được công nhận nếu thường xuyên nói bậy với mọi người xung quanh. Dưới đây là một số cách xử lý cần áp dụng khi trẻ nói bậy đã đem lại hiệu quả cao trong thực tế:

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Trước khi xử lý, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân làm cho trẻ có hành động như vậy. Dựa vào các nguyên nhân trên, nếu bạn nói bậy vì lý do nào thì bạn hãy tìm cách giải quyết nguyên nhân đó triệt để. Để tìm được câu trả lời chính xác nhất khi bắt gặp trẻ dùng từ ngữ không đúng, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ.

Hỏi trẻ xem tại sao con nói bậy như thế? Trước đó nên cho trẻ biết nói bậy là gì và những từ ngữ như thế nào gọi là bậy, tuyệt đối không được dùng.

2. Giữ thái độ bình tĩnh

Trẻ nói bậy là không nên nhưng khi xử lý bạn cần hết sức bình tĩnh. Lắng nghe tình huống, trẻ hành động như thế để giải quyết ngay.

3. Không nói bậy để gương cho con

Việc đầu tiên để dạy trẻ không nói bậy thì chính phụ huynh phải là người đầu tiên không được nói bậy. Điều này vừa hình thành thói quen tốt cho con vừa giúp bạn dạy con hiệu quả hơn.

4. Xử lý thật nặng khi trẻ tái phạm

Trẻ nói bậy một cách vô thức nên rất hay lặp lại. Vì thế, để hạn chế tối đa tần suất nói bậy ở trẻ, bạn cần có thái độ cứng rắn, dứt khoát trong những lần trẻ tái phạm hành động trên.

Phải làm gì khi con nói bậy?

Không nhất thiết phải đánh con, bạn có thể lấy đi một đồ chơi trẻ yêu thích, không cho trẻ xem một bộ phim hoặc phạt trẻ viết giấy xin lỗi.

5. Khen thưởng khi trẻ sửa lỗi

Bên cạnh việc phạt thì trong trường hợp trẻ không còn nói bậy trong một thời gian thì bạn cũng nên thưởng cho trẻ. Điều này khích lệ hành động tốt ở trẻ để con phát huy. Dần dần trẻ sẽ có tâm lý muốn ngoan, không nói bậy để không bị phạt mà còn được thưởng.

6. Dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc

Nhiều trẻ nói bậy khi không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Để khắc phục hoàn toàn việc nói bậy bạn chỉ cần chỉ cho trẻ cách kiềm chế cơn tức giận của mình. Trẻ có thể hít thở, im lặng hoặc vào phòng yên tĩnh.

7. Phối hợp với nhà trường thầy cô

Nguyên nhân bắt chước bạn ở trường khiến trẻ nói bậy cũng không hề nhỏ. Vì thế, để xử lý bạn cần phối hợp với nhà trường, thầy cô để giải quyết việc nói bậy ở con một cách triệt để nhất.

8. Giải thích về việc nói bậy không tốt

Bạn nên chỉ cho trẻ những từ ngữ như thế nào là nói bậy và nói bậy có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ. Nói bậy làm cho trẻ không được yêu quý, không được giấy khen...vv.. Từ đó trẻ sẽ biết được nói bậy không tốt và nên hạn chế. 

Thực hiện đầy đủ những điều trên, bạn sẽ hạn chế tối đa việc trẻ nói bậy.

 

Trang Minh (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lựa đồ 'chuẩn chỉnh' theo dáng người, giúp nàng nấm lùn, mi nhon cũng mặc đẹp chẳng kém sao hạng A