Những thói quen chăm trẻ sơ sinh mẹ cần bỏ ngay lập tức
Tin liên quan
Nhiều ông bố bà mẹ sinh con khi còn trẻ, không có kinh nghiệm, người già nói sao nghe nấy. Tuy nhiên, không phải lúc nào kinh nghiệm dân gian đều đúng. Nếu bạn đang chăm con theo những cách này, xin hãy dừng lại ngay để tránh sai lầm đáng tiếc!
1. Trẻ sinh ra phải "nắn" chân ngay lập tức
Khi còn trong bụng mẹ, trẻ nằm cuộn người lại, do đó sau khi sinh ra, chân giống hình chữ O là điều vô cùng bình thường. Còn sau này, nếu chân bé mà giống vòng kiềng thì nguyên nhân nằm ở việc thiếu canxi hoặc tư thế nằm sai, không hề liên quan đến mẹ nắn chân cho con từ nhỏ hay không.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cần phải vung tay vung chân để làm quen với cơ thể của mình. Tùy theo sự phát triển của cơ thể cùng việc hấp thu can xi, chân bé sẽ dài thêm.
Do đó, việc bó chân cho trẻ sơ snh hoàn toàn sai lầm, cản trở việc vận động của trẻ, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, thậm chí dẫn tới sai khớp. Tốt nhất, nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, nằm sấp để bé có nhiều cơ hội vận động.
2. Trẻ đầu bẹt mới xinh xắn đáng yêu
Gáy của bé sơ sinh đều có hình cong, tròn. Tuy nhiên, một số người lại nói phải để bé ngủ cho đầu bẹt và bằng phẳng mới đẹp. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Các chuyên gia cho biết, nếu cố ép cho xương đầu từ tròn sang dẹt sẽ làm thay đổi cấu trúc não bộ của bé, ảnh hưởng tới sự phát phát triển của đại não.
Bé 6 tháng tuổi thích nằm ngửa, nhưng phải có người lớn bên cạnh giám sát để không cho bé nằm quá lâu, dẫn tới bẹt đầu, ảnh hưởng tới nhan sắc sau này của bé.
3. Phải uốn nắn nếu bé thuận tay trái
Bé dưới 2 tuổi rưỡi sẽ phát triển thiên về não phải nên thường thích sử dụng tay trái. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại cho rằng, bé thuận tay trái và cưỡng ép bé phải sử dụng tay phải. Điều này sẽ khiến não của bé rối loạn.
Ngoài ra, việc thuận tay trái, tay phải của bé chỉ được xác định sau khi đã đi học, vì thế không nên cố chấp bắt ép bé phải dùng tay nào, tránh làm xáo trộn trong não, khiến bé nói lắp.
Những người thuận tay trái ngoài cầm bút viết hơi khó ra thì không hề có gì bất tiện. Hơn nữa, những người phát triển thiên về não phải thường có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo hơn so với bình thường. Do đó, phụ huynh đừng lo lắng con sẽ thuận tay nào.
4. Để bé ngủ chung với người lớn
Tại các nước châu Á, cha mẹ thường có thói quen cho trẻ nhỏ ngủ chung giường để tiện chăm sóc, tránh trường hợp bé đạp chăn, bị lạnh và gia tăng tình cảm. Tuy nhiên, thực chất cách làm này lại dẫn đến một số hậu quả xấu.
Trên cơ thể người lớn có một số loại vi khuẩn tưởng chừng vô hại, nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng kém sẽ rất dễ lây và mắc bệnh. Ngoài ra, nếu bé vừa tỉnh đã được cha mẹ bế thường rất khó ngủ lại, ảnh hưởng tới cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi cha mẹ cho bé ngủ riêng, bé sẽ khó chịu và cảm thấy sợ hãi vì đã quen ỷ lại vào cha mẹ, khả năng độc lập kém.
Vì vậy, tốt nhất hãy cho bé ngủ một mình ngay từ khi mới ính bằng cách đặt một chiếc giường nhỏ bên cạnh giường bạn.
5. Bé học đi càng sớm càng thông minh
Nhiều người ngộ nhận bé biết đi càng sớm càng thông minh, nhưng thực tế, những đứa trẻ không trải qua giai đoạn tập bò thường bị ảnh hưởng tới khả năng vận động, năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ.
Còn những bé trải qua đầy đủ các giai đoạn từ nằm sấp đến bò tay rồi tập đi sẽ giúp cơ thể phát triển hài hòa.
6. Ngăn cản khi bé mút tay, gặm đồ chơi
Bé mới sinh không biết mình có tay, có chân mà thông qua cảm giác để nhận biết mọi việc. Đặc biệt, khoang miệng của bé rất nhạy cảm. Ngoài ra, miệng và tay có quan hệ mật thiết với nhau nên bé mút ngón tay là hành động vô cùng bình thường.
Do đó, nếu bé dưới 1 tuổi rưỡi thường xuyên mút ngón tay thì không nên mắng mỏ hay ngăn cấm để tránh ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, cần luôn giữ tay bé cùng các món đồ chơi sạch sẽ để bé không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạch Ngân - Theo TT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất