Những ghi nhớ tối quan trọng để bảo vệ đôi tai khỏe cho bé

Tạ Lê Phương 2016-05-07 11:30
- Dù cẩn thận đến đâu thì sẽ khó tránh những lúc bé gặp sự cố về tai, điều quan trọng là bố mẹ cần đề cao cảnh giác và nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng xử lý khoa học, tránh gây tổn thương cho đôi tai còn non yếu của bé.

Cần phải biết rằng tai của trẻ cũng là một khí quan rất quan trọng, nó đặc biệt nhạy cảm. Vì vậy mà khi chăm sóc trẻ, có thể xảy ra một vài sự cố mà bạn phải biết cách xử lý thích hợp.

Sự cố có thể xảy ra cho đôi tai bé và biện pháp xử lý

Vật lạ lọt vào tai

Giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi rất dễ xảy ra sự cố vật lạ lọt vào tai. Vì giai đoạn này các bé khá hiếu động, thường vô ý nhét những vật nhỏ vào tai mình. Khi người lớn kịp thời phát hiện tình huống này, việc đầu tiên là hãy bình tĩnh, không được tự ý móc lỗi tai trẻ để lấy vật lạ ra ngoài.

Nếu dùng vật nhọn đưa vào tai trẻ để lấy vật lạ ra, không cẩn thận có thể khiến cho dị vật tiến sâu vào tai hơn, gây tổn thương màng nhĩ. Suy cho cùng thì bố mẹ không phải bác sĩ chuyên môn, những thao tác thiếu tính chuyên nghiệp luôn tồn tại nguy cơ rất lớn. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là đặt trẻ nghiêng sang một bên, lay nhẹ nhàng phần tai có dị vật xem thử có thể làm dị vật rớt ra hay không, nếu dị vật có thể rơi ra thì tốt, còn không thì cũng có thể tạm thời tránh cho dị vật vào sâu hơn trong tai, sau đó hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên môn để gắp dị vật ra ngoài.

Một tình huống khác nữa là người lớn không kịp thời phát hiện dị vật vào tai trẻ ngay lập tức, đợi đến khi trẻ cảm thấy khó chịu, có hành động đưa tay mình vào tai móc, hoặc khi bạn phát hiện tai trẻ tự nhiên có nước chảy ra, nghiêm trọng hơn là chảy máu tai thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra cẩn thận và kịp thời xử lý.

Bạn đã thật sự biết cách bảo vệ đôi tai bé một cách khoa học

Nước vào tai

Trong tình huống trẻ bị nước vào tai khi bơi hoặc lúc tắm không cẩn thận để nước vào tai trẻ, bạn cũng đừng quá lo lắng mà cuống lên, hãy đặt trẻ nghiêng tai sang một bên và kéo vành tai xuống dưới, lắc nhẹ, nước sẽ chảy dần ra, sau đó dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ ống tai ra (nếu nước chưa ra hết). Chú ý phải cố định đầu, không để trẻ giãy giụa.    

Ngoài ra, hiện nay không ít ông bố bà mẹ muốn con mình học bơi từ nhỏ, bởi vì bơi lội có thể tăng cường sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên trong lúc bơi lội thì việc bảo vệ tai cho trẻ phải làm thế nào? Trong tình huống thông thường, lúc trẻ bơi không cần thiết phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt nào, nhưng nếu tai của trẻ có vết thương thì tốt nhất dừng hoạt động bơi lội lại, tránh những vi khuẩn trong nước xâm nhập vào tai, dẫn đến các bệnh như viêm tai giữa…

Bệnh về tai mà bé dễ mắc phải và cách điều trị hiệu quả

Lúc bị cảm, tai rất khó chịu

Ngũ quan của con người đều tương quan với nhau, nếu tai không nghe được thì miệng không thể nói; nếu nước mũi nhiều, lúc hít vào sẽ có cảm giác nước mũi đi vào cổ họng. Đường liên kết giữa vòm họng và tai trong là vòi nhĩ, vị trí tai ở người lớn cao hơn mũi cho nên vòi nhĩ nằm theo đường nghiêng một góc khoảng 30 độ, khi bị các bệnh như cảm sốt thì vi khuẩn bệnh sẽ không dễ truyền sang tai mà gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không giống với người lớn. Vòi nhĩ của trẻ chưa phát dục hoàn chỉnh, rất ngắn và thường nằm theo đường ngang chứ không nghiêng một góc như người lớn, vi khuẩn gây cảm sốt rất dễ thông qua vòi nhĩ đi vào tai giữa, gây ra các chứng viêm. Thế mới thấy rằng mũi và tai của trẻ mặc dù là hai khí quan khác nhau nhưng sức khỏe của chúng lại có liên quan mật thiết.

Những ghi nhớ tối quan trọng để bảo vệ đôi tai khỏe cho bé

Vì vậy, khi trẻ bị cảm nhiễm đường hô hấp như chảy nước mũi, ho, sốt, bạn cần chú ý những điểm sau:

- Khi trẻ viêm đường hô hấp phải điều trị sớm nhất, ngăn ngừa lan truyền gây ra bệnh viêm giữa.

- Quan sát tỉ mỉ xem trẻ có những động tác như kéo lỗ tai hay ngoáy tai hay không, nếu có thì hãy kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

- Trong thời gian trẻ bị cảm sốt, tránh cho trẻ ngồi máy bay, bởi vì lúc máy bay lên xuống sẽ khiến bên trong tai có thay đổi, dẫn đến tai dễ bị cảm nhiễm hơn.

- Nếu trẻ chảy nước mũi, lúc hỉ mũi hãy để trẻ mở miệng ra. Nếu mũi và miệng khép chặt cùng lúc sẽ tăng áp lực lên tai giữa, làm cho tỷ lệ cảm nhiễm tai cũng tăng lên. Bạn cũng có thể cho trẻ hỉ mũi từng bên để tránh hai ống mũi bị đè chặt.

Khi tai bị viêm

Bệnh viêm tai thường gặp ở trẻ là viêm tai giữa. Viêm tai giữa dễ xảy ra ở trẻ sau 1 tuổi. Nửa đêm trẻ bị đau dữ dội, khóc quấy không ngừng, liên tục kéo lỗ tai của mình. Nhiều trẻ còn nói trong tai có nước làm nghẹt. Khi trẻ đã có bệnh đường hô hấp trong vòng 2 tuần như ho, sốt, chảy nước mũi thì bạn phải nghĩ đến tình huống trẻ đã bị viêm tai giữa và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Làm sao để đôi tai bé luôn khỏe mạnh

- Đừng tùy tiện móc ráy tai cho bé

Khi bạn thấy tai trẻ tiết ra những thứ giống như ráy tai thì lập tức dùng tăm bông hay cây móc ráy tai để móc tai cho trẻ, lấy những “chất bẩn” ra ngoài. Cách làm này rất sai lầm! Thực tế chỉ có 1/2 phía ngoài của tai sinh ra ráy tai mà thôi, trong tình trạng bình thường, trẻ có thể thông qua động tác nhai, há miệng… đã có thể bài trừ đi ráy tai.

Trẻ 3 tuổi trở xuống rất dễ sinh ra ráy tai nhưng bạn không cần lập tức đi làm sạch. Bởi vì, ráy tai có tác dụng bảo vệ lỗ tai, nó giống như cánh cửa lớn canh giữ ở phần tai ngoài, ngăn chặn sự xâm nhập của cát bụi, côn trùng nhỏ…

Ngoài ra, còn có một tình huống khi bạn tự dùng tăm bông móc tai trẻ chính là làm cho ráy tay bị đẩy sâu vào trong hơn. Nếu xử lý không đúng cách thậm chí sẽ làm tổn thương màng nhĩ. Nếu bạn thấy ráy tai không sạch sẽ thì có thể dùng nước sạch rửa phần tai ngoài cho trẻ là được.

- Hành tây có thể giảm đau ở tai

Rất nhiều người đều biết khi xắt hành tây sẽ bị mùi nồng của nó làm cho chảy nước mắt nước mũi, nhưng bạn lại không biết rằng mùi nồng mà hành tây phát ra còn có thể làm thông huyết dịch, giảm đau nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng. Hơn nữa, dùng hành tây áp tai còn có tác dụng hỗ trợ nhất định trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa, bạn có thể dùng hành tây băm nhuyễn, dùng miếng gạc sạch bao lại, sau đó hấp cách thủy tạo một chút nhiệt độ rồi áp nhẹ vào phần ngoài hai lỗ tai trẻ. Chú ý nhiệt độ hấp không quá cao, chỉ âm ấm là được và không nhét “gói” hành tây sâu vào tai trẻ.

Nguyệt Quế

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


'Phù phép' chân to như củ cải thành thon dài như siêu mẫu với 5 bài tập đơn giản, tập ngay tại nhà